G

0937 48 18 98

KHO NGOẠI QUAN (BONDED WAREHOUSE) LÀ GÌ?

 

Định nghĩa kho ngoại quan và các quy định liên quan đến kho ngoại quan.

Theo điều 4, khoản 10, luật Hải Quan 2014:

“Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”.

Điều kiện thành lập kho ngoại quan:

Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

  1. a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
  2. b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý là lãnh thổ địa lý và lãnh thổ hải quan hoàn toàn khác nhau. Ví dụ hàng hóa tại kho ngoại quan thành phố Hồ Chí Minh, đã nằm tại đất nước Việt Nam, nhưng lúc này chưa thuộc lãnh thổ hải quan Việt Nam. Do vậy, chưa phải nộp thuế nhập khẩu hoặc các loại thuế, phí liên quan khác.

 

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, Dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan là gì?

  • Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóagửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa.

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan;

  • Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóavà thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó.

 

Thời gian Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ

Chủ hàng được bảo hộ quyền sở hữu đối với hàng hóa của mình trong kho ngoại quan.

  • Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng
  • Hàng hóa trong kho ngoại quan nếu là hàng xuất khẩu thì đã làm xong thủ tục hải quan để xuất khẩu; nếu là hàng từ nước ngoài đưa vào thì là hàng chờ chuyển tiếp đi nước khác hoặc chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam

 

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan

 

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa.

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kì 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lí kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan;

– Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa và thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lí kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó.
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kĩ thuật quản lí hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo qui định.

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện đúng qui định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan.

(Tài liệu tham khảo: Điều 61, Điều 62, Điều 63 Luật Hải quan 2014)

 

Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan

Ngày 21/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 27/2020/QĐ-TTg quy định về danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.

Cụ thể, Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan gồm:

Thứ nhất, Thuốc lá điếu, từ lá thuốc là hoặc từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá:

Thuốc lá điều có chứa lá thuốc lá có nhãn hiệu 555, Esse không có xuất xứ Việt Nam, mã hàng 24.02.20;

Thứ hai, mã hàng 22.08.30.00: Rượu whisky có dung tích trên 50ml không có xuất xứ Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với các lô hàng đã được đưa vào kho ngoại quan trước khi áp dụng Quyết định này thì thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời hạn gửi kho ngoại quan.

Khi hết thời hạn lưu giữ tại kho ngoại quan mà các lô hàng không thực xuất được thì buộc tái xuất tại cửa nhập khẩu ban đầu.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2020.

 

https://haiquanvungtau.gov.vn/baiviet/Danh-muc-hang-hoa-nhap-khau-khong-duoc-gui-kho-ngoai-quan-4677.html

Thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan

Thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan bao gồm các bước sau đây:

  • Đối với hàng hóa từ trong hoặc nước ngoài, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan. Thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
  • Đối với hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài hoặc nội địa, từ các khu phi thuế quan. Thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
  • Trong trường hợp hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng. Thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan.
  • Hàng hóa khi gửi trong kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
  • Đối với hàng hóa được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan. Trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.
  • Mọi thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập vào kho ngoại quan cũng như việc xử lý hàng hóa tồn đọng. Đều sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫN.

BÀI CON: DANH SÁCH KHO NGOẠI QUAN

 

KHO NGOẠI QUAN HẢI PHÒNG

  • Kho ngoại quan TRADIMEXCO
  • Công Ty Tnhh Bình Phú – Kho Ngoại Quan
  • Kho Ngoại Quan Vietracimex Hải Phòng
  • Kho ngoại quan Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hoàng Thành
  • Công Ty Cp Tm Xd 5 Hải Phòng – Kho Ngoại Quan
  • Kho Ngoại Quan Cát Vận
  • Kho ngoại quan ABPlus
  • Kho bãi Ngoại Quan Vinalines Logistics ở Hải Phòng
  • Kho ngoại quan DKP
  • Kho Ngoại Quan Long Giang Glory Luck
  • Kho ngoại quan C.Steinweg Hải Phòng

 

KHO NGOẠI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Kho Ngoại Quan Tân Tạo – Hồ Chí Minh
  • Kho Ngoại Quan Cảng Sài Gòn
  • Công ty CP Kho Vận Tân Cảng
  • Bonded Warehouse (ITATRANS CORP.)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *