G

0937 48 18 98

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do được cộng đồng doanh nghiệp Việt mong đợi nhất trong thời điểm hiện nay bởi đây là khu vực thị trường nhiều tiềm năng và có nhu cầu cao với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản…

Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA

18h chiều ngày 12/2/2020 – giờ Hà Nội), tại Pháp, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Trong đó, FTA nhận được 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ và 40 phiếu trống. Tỷ lệ này với IPA là 407/188/53, tỷ lệ hơn 63% phiếu thuận.

Hành trình 10 năm chinh phục EVFTA của Việt Nam

Khi được Hội đồng châu Âu phê chuẩn, FTA sẽ có hiệu lực. Còn IPA cần sự chấp thuận của toàn bộ các nước thành viên EU. Còn Hiệp định EVFTA sẽ cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Nếu mọi việc thuận lợi, hiệp định này sẽ có hiệu lực vào tháng 7 tới.

EVFTA đem lại hiệu ứng cho xuất nhập khẩu Việt Nam

Hiệp định EVFTA được đánh giá là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện, chất lượng cao và cân bằng về lợi ích sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Đồng thời, đây cũng là động lực để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đẩy mạnh đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam.

Theo ước tính của Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng khoảng 21%/năm trong khoảng 10 năm đầu, cao hơn từ 4-6% so với khi chưa có EVFTA. Việc thực thi EVFTA dự kiến sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 85 tỷ USD vào năm 2020 và đạt 220 tỷ USD vào năm 2025. EVFTA có thể mang lại sự gia tăng đáng kể về xuất khẩu cho Việt Nam bởi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và EU mang tính bổ sung cho nhau.

EVFTA là công cụ quan trọng, cú hích lớn cho xuất khẩu.

Trong bối cảnh xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó vì nCoV, ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Công Thương nhận định: “EVFTA càng có ý nghĩa khi mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu vào EU”.

Theo ông, dịch Covid-19 dự kiến gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Chắc chắn hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc chịu nhiều bất lợi, ít nhất trong quý I.

Trong bối cảnh đó, hiệp định EVFTA được phê chuẩn sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU quy mô GDP tới 18.000 tỷ USD. Những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ có được từ hiệp định này chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá, mở rộng hơn thị trường xuất khẩu cho hàng Việt. Điều này có ý nghĩa khi hiện chỉ 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

EVFTA sẽ tạo ra sự dịch chuyển tới các dòng đầu tư nước ngoài, nhất là EU vào Việt Nam

Hiệu ứng của hiệp định này tới xuất nhập khẩu sẽ dễ nhận biết nhất khi hơn 85% dòng thuế hàng Việt Nam sang EU về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Con số này tăng lên 99% sau 7 năm. 1% còn lại được hai bên thống nhất giảm về 0% theo thuế suất trong hạn ngạch thuế quan. 

Là hiệp định chất lượng cao, tính mở và liên kết lớn gắn với cam kết cao về mở cửa thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, thể chế thì EVFTA sẽ là cú hích lớn cho đầu tư trong, ngoài nước, sẽ có làn sóng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, công nghệ cao, dịch vụ…

Ngoài các ngành hưởng lợi như dệt may, da giày, nông sản… thì các ngành hoá chất, phương tiện, thiết bị vận tải, thực phẩm chế biến… sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn khi hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, song thị phần hàng hoá của khu vực này còn khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, với cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào EU sẽ tăng.

Nếu sớm được đi vào thực thi, Hiệp định EVFTA sẽ có nhiều tác động tích cực đối với Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại; cải cách thể chế và phát triển kinh tế. Nhờ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ cải thiện tích cực.

Dù được dự báo sẽ hưởng lợi tối đa, Việt Nam vẫn có thể đối mặt thách thức. Rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Điển hình như nông sản, EVFTA có ưu đãi với những quy định linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản (trái cây, thuỷ sản) vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng.

Ngoài ra, EU có nhiều quy định không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm mà cả đối với quy trình sản xuất ra nó. Ví dụ không được dùng hải sản đánh bắt bất hợp pháp; không được dùng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên mà chưa được phép.

Ở chiều ngược lại, EVFTA mang lại sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Do đó EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi để thích nghi

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.