G

0937 48 18 98

Cảng Lạch Huyện – Hải Phòng là cảng tổng hợp đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hoá vận tải bằng đường biển ngày càng tăng của các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Về lâu dài, Cảng Lạch Huyện sẽ thu hút một phần lớn hàng trung chuyển quốc tế và khu vực.

Nhiều hãng tàu công đố đưa Container cỡ lớn vào Hải Phòng

Sau khi Cảng container quốc tế Lạch Huyện (Haiphong International Container Terminal – HICT) lắp đặt xong 06 cần cẩu, nhiều hãng tàu đã công bố đưa tàu container cỡ lớn vào Hải Phòng, cụ thể:

  1. Liên minh Cosco+PIL+Wanhai thông báo mở tuyến Hải Phòng – Nansha – Hongkong – Yantian – Long Beach – Oakland – Yantian – Haiphong, sử dụng 7 tàu trọng tải từ 10,000 đến 11,900 TEU
  2. Liên minh “The Alliance” (ONE/Hapag/YML) thông báo ghé thêm cảng Hải Phòng trên hành trình Singapore – Laem Chabang – Cái Mép – Hải Phòng – Yantian – Tacoma – Vancouver – Kaohsiung – Singapore, sử dụng 6 tàu loại 8,700 TEU
  3. Nhóm ONE/Cosco/Wanhai/OOCL thông báo tuyến India/China cũng sẽ ghé thêm cảng Hải Phòng theo lịch: Shanghai – Ningbo – Hongkong – Shekou – Singapore – Port Kelang – Chennai – Kottupalli – Port Kelang – Singapore – Hải Phòng – Shanghai, sử dụng 5 tàu loại 4,200 đến 4,600 TEU.
  4. Evergreen xác nhận mở tuyến Japan – China – Hồ Chí Minh với lịch Osaka – Kobe – Hakata – Shanghai – Kaohsiung – Hongkong – Hồ Chí Minh – Kaohsiung – Osaka, sử dụng 3 tàu 1,600 TEU.

Từ trước tới nay, hàng hóa đi từ cảng Hải Phòng tới Bắc Mỹ và Châu Âu thường phải chuyển đổi tại Hồng Kông và Singapore. Tuy nhiên, sau khi cảng container quốc tế Lạch Huyện  này đi vào hoạt động, Hải Phòng có thể tiếp nhận tàu cỡ lớn với tải trọng hàng hóa lên tới 100 nghìn tấn, thời gian cũng như chi phí vận chuyển sẽ giảm do có thể di chuyển trực tiếp tới Bắc Mỹ. Chính phủ Nhật Bản hi vọng rằng, cảng Lạch Huyện sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế không chỉ của Việt Nam mà còn của toàn khu vực sông Mekong.

Cảng Lạch Huyện có vai trò quan trọng với nền kinh tế Việt Nam và toàn khu vực sông Mekong.

Các dự án cơ sở hạ tầng khác đang bổ sung cho dự án cảng biển ở Hải Phòng

Tuyến đường cao tốc nối thành phố cảng với thủ đô Hà Nội giúp giảm một nửa thời gian đi lại, xuống còn khoảng 90 phút. Hệ thống cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn.. hoàn thành đã tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, hiện đại của Bắc Bộ, rút ngắn thời gian lưu thông giữa các tỉnh phía Bắc tới Khu Công nghiệp Đình Vũ (Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải) và cảng quốc tế tại đây. Tuyến cao tốc Hải Phòng – Quảng Ninh, nơi có nhiều nhà máy của các công ty Nhật Bản, sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Bắc Mỹ và châu Âu hiện đi qua Singapore hoặc Hong Kong. Mitsui O.S.K. Lines, công ty vận tải biển Nhật Bản, dự kiến mở tuyến hàng hải trực tiếp từ Lạch Huyện tới Bắc Mỹ. Công ty này trước đó dự đoán xuất khẩu sẽ tăng nhờ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng các thỏa thuận tự do thương mại khác.

Nhiều công ty đã bố trí cơ sở quanh cảng Lạch Huyện.

Sự trỗi dậy của các thành phố cảng ở cả miền bắc và miền nam Việt Nam có thể tác động đến ngành công nghiệp logistic trên bộ ở Đông Nam Á. Hành lang Kinh tế Đông – Tây, tuyến đường bộ dài 1.500 km kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, đi vào hoạt động đã giúp cải thiện một số khu vực ở Myanmar. Di chuyển xuyên biên giới trên bộ chưa bao giờ dễ dàng như vậy.

ASEAN đã xóa bỏ các loại thuế giữa các nước thành viên và cộng đồng kinh tế này hiện tìm cách cải thiện thủ tục hải quan. Hành lang Kinh tế Đông – Tây có thể mở ra con đường để Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Lào, đông Thái Lan và các nơi khác.

Áp dụng mô hình cảng điện tử trong quản lý Hải quan tại cảng Hải Phòng

Cảng Tân Vũ áp dụng hệ thống TOS; kết nối thành công với hệ thống kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan

Cảng Tân Vũ – Hải Phòng đang tiến hành nâng cấp dịch vụ sử dụng chứng từ điện tử eDO và sử dụng ePort thay cho phương án sử dụng DO giấy thông thường để cải tiến, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của hãng tàu và của cảng.

Với việc áp dụng chứng từ điện tử eDO và sử dụng ePort, các khách hàng không cần đến quầy giao dịch để nhận DO giấy (tại hãng tàu) hay phiếu giao nhận container (tại cảng), Như vậy, sẽ tiết kiệm thời gian di chuyển, chờ đợi, thao tác và các chi phí khác (khi làm thủ tục và thanh toán trực tuyến).

Bên cạnh đó, Cảng Hải Phòng còn tiến hành nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ cho giao nhận tại cầu tàu, cung cấp hình ảnh tình trạng container rõ nét và chính xác. Hệ thống này tự động nhận diện số và kích cỡ container, tự động chụp ảnh các cạnh của container. Việc loại bỏ công đoạn thực hiện nghiệp vụ giao nhận tại cầu tàu khi nhập tàu, rút ngắn thời gian dừng/chờ tại cầu sẽ góp phần nâng cao năng suất xếp dỡ tại tuyến cầu, rút ngắn thời gian giải phóng tàu và nâng cao năng lực, đảm bảo tính ổn định và an toàn khai thác của cảng.

Interlink – Đối tác tin cậy trong lĩnh vực hải quan và vận chuyển hàng hóa

  • Interlink cung cấp đa dạng các dịch vụ giao nhận và vận chuyển Quốc, phù hợp với mọi nhu cầu về thời gian và chi phí cạnh tranh. Các thị trường chính của Interlink gồm: Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc, Đông Nam Á và Đông Á.
  • Interlink đã được cấp phép chứng nhận là một trong những đại lý hải quan tại Việt Nam. Qua đó, Interlink có thể thay mặt khách hàng giải quyết mọi thủ tục khai báo hải quan, kiểm hóa tại cảng một cách nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Interlink tự hào về khả năng hoàn thành các thủ tục hải quan nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn đảm bảo chi phí hợp lý.
  • Hệ thống văn phòng, chi nhánh của Interlink trải dài trong khu vực trong nước, trong đó nổi bật ở 2 khu vực trọng điểm là Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, với hệ thống đại lý và đối tác quốc tế đáng tin cậy tại các quốc gia giúp cho quá trình xử lý đơn hàng của quý khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

Liên hệ Interlink để nhận được hỗ trợ tốt nhất cho lô hàng của bạn