G

0937 48 18 98

 rui ro va ton that trong duong bien

RỦI RO VÀ TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM VẬN TẢI  ĐƯỜNG BIỂN

 

 Vận chuyển bằng đường biển là phương thức nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xuất nhập khẩu để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên vẫn có những rủi ro tai nạn không thể tránh khỏi do thiên nhiên và con người. Dưới đây là một số phân loại về rủi ro và tổn thất trong vận tải đường biển được bảo hiểm chi trả. 

Ba loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hải

1. Rủi ro thông thường

Hay còn được gọi là rủi ro cho những điều kiện bảo hiểm hàng hóa thông thường như A,B,C. Đây là danh mục được bảo hiểm chi trả

Rủi ro thông thường bao gồm: Mắc cạn, cháy, va đập, chìm đắm, hàng bị mất tích, rách, vỡ, bẹp, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, vấy bẩn, hành vi ác ý, trộm, cắp, cướp, móc cấu, nhiễm nước mưa.

2. Rủi ro có bảo hiểm riêng

Là rủi ro đặc biệt và phi hàng hải như đình công, chiến tranh. Đây là những bảo hiểm chỉ có khi khách hàng mua thêm, mua riêng.

Với trường hợp Khách hàng chỉ mua bảo hiểm thông thường thì công ty bán bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm cho những rủi ro này.

3. Rủi ro loại trừ

Là những loại rủ ro không được đền bù bảo hiểm trong mọi trường hợp đối với vận chuyển đường biển.

Bao gồm: lỗi cố ý của người được bảo hiểm, lỗi nội tỳ và ẩn tỳ, tàu đi lệch hướng và không đủ khả năng đi biển, chủ tàu mất khả năng tài chính, buôn lậu, hàng hóa bị tịch thu.

Rui-ro-va-ton-that-trong-van-tai-duong-bien
Rủi ro và tổn thất vận tải trong đường biển

Phân loại tổn thất

Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất được chia làm 2 loại:

  1. Tổn thất toàn bộ

Là khi hàng hóa bị hư hại 100%, mất khả năng sử dụng. Có 2 loại tổn thất toàn bộ:

Loại 1: Tổn thất toàn bộ thực sự

Là khi bị sự cố khiến cho hàng hóa bị hư hại hoàn toàn, không còn  giá trị sử dụng và hình dáng như ban đầu, hoặc người sử dụng bảo hiểm bị mất quyền sở hữu với hàng hóa đó.

Có thể là do hàng hóa đăng ký bảo hiểm bị cháy, nổ, bị thối do ngấm nước (đối với nông sản như gạo, ngô,…). Hoặc trường hợp người sử dụng bảo hiểm bị mất khả năng sở hữu hàng hóa vì lý do hàng mất tích hoặc tàu bị chìm.

 Loại 2: Tổn thất toàn bộ ước tính

Đối với trường hợp bất khả kháng, rơi vào tình trạng tổn thất toàn bộ thực sự hoặc là những chi phí sửa chữa tàu và vận chuyển hàng hóa đến nơi bằng hoặc cao hơn giá trị thực của hàng hóa được vận chuyển.

 + Trường hợp 1: Trường hợp tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn xảy ra. Ví dụ, một con tàu chở gạo từ Việt Nam sang Mỹ để xuất khẩu, đi được nửa đường thì gạo bị ngấm nước và có dấu hiệu bị ẩm, và khi sang tới Mỹ gạo chắc chắn sẽ bị hư, sẽ xảy ra tình trạng tổn thất toàn bộ thực sự.

 + Trường hợp 2: Xét về mặt tài chính là tổn thất toàn bộ trong trường hợp vận chuyển hàng về từ nước ngoài về Việt Nam mà trên dọc dường tàu bị hỏng máy bắt buộc phải cập cảng 1 nước khác để sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa tàu cần phải dỡ hàng xuống để bảo quản, chi phí lưu hàng ở cảng, và xếp hàng lên tàu sau khi tàu sửa  xong. Tổng chi phí cho các hoạt động này có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm của lô hàng.

Đối với trường hợp bị tổn thất toàn bộ ước tính, người sử dụng bảo hiểm có thể từ bỏ hàng hóa. Tức là từ bỏ mọi quyền lợi liên quan đến hàng hóa hoặc là sự tự nguyện của người sử dụng bảo hiểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người bảo hiểm để đòi bồi thường toàn bộ.

  • Muốn làm thủ tục từ bỏ lô hàng cần hoàn tất các quy định sau:
     – Lập văn bản Tuyên bố từ bỏ hàng hóa ( notice of abandonment ) để gửi cho người cung cấp bảo hiểm.
     – Quyết định từ bỏ hàng hóa chỉ có hiệu lực khi hàng hóa đang được vận chuyển và chưa bị tổn thất toàn bộ thực sự.
     – Khi văn bản từ bỏ hàng hóa đã được sự đồng thuận của bên cung cấp bảo hiểm thì sẽ không được thay đổi, quyền sở hữu hàng hóa sẽ thuộc về người cung cấp bảo hiểm và người sử dụng bảo hiểm được đòi bồi thường toàn bộ.

       2. Tổn thất bộ phận   

Là tổn thất một phần nhỏ thuộc một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, với lô hàng 5 tấn trong quá trình vận chuyển bị hư hại 1 tấn. Đó gọi là tổn thất bộ phận.

rui-ro-va-ton-that-trong-van-tai-duong-bien
Rủi ro và tổn thất trong vận tải đường biển

 Căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi, tổn chất được phân thành 2 loại:

        1. Tổn thất riêng

Là loại tổn thất của từng loại quyền lợi do thiên tai, tan nạn bất ngờ. Ví dụ, trên đường chở hàng sang Mỹ thì vô tình bị sét đánh trúng làm hỏng hàng hóa của chủ hàng B, thì trường hợp này anh B phải tự chịu trách nhiệm cho thiệt hại hoặc thanh toán với công ty bảo hiểm. Chủ tàu sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

       2. Tổn thất chung

Là thiệt hại xảy ra do quyết định phải hy sinh, làm hư hại hàng hóa một cách cố tình và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí trên chuyến tàu đó khỏi tổn thất nặng hơn.

Có hai loại tổn thất chung

Hy sinh tổn thất chung: là những phần thiệt hại hoặc tổn thất về chi phí do hậu quả của một hành động nhằm mục đích cứu tàu.

Chi phí tổn thất chung: Chi phí này phải trả cho bên thứ ba trong việc cứu hàng, tàu, cước phí thoát nạn và chi phí tiếp tục cuộc hành trình. Bao gồm: Chi phí ra vào cảng dọc đường để lánh nạn, chi phí lưu kho ngắn hại tại cảng đó, chi phí sửa chữa tạm thời cho những hư hại của tàu, chi phí cho nhiên liệu phát sinh.

Vì các rủi ro kể trên rất hay xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và tầm quan trọng của bảo hiểm trong suốt quá trình vận tải quốc tế. Vậy nên Doanh nghiệp kinh nên sử dụng gói bảo hiểm để đảm bảo cho những lô hàng trị giá hàng tỷ đồng của mình. Nếu Doanh nghiệp nào còn đang phân vân chưa biết chọn gói bảo hiểm nào thì hãy để Interlink tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!
Gọi trực tiếp hotline để được tư vấn nhanh nhất: 0937 48 18 98!

Tham khảo: Vận tải đường biển 

BÀI CŨ HƠN:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *