HỢP CHUẨN HỢP QUY
Khái niệm hợp chuẩn, hợp quy
Chứng nhận hợp chuẩn (Certificate standards)
Giấy hợp chuẩn hay còn được gọi là giấy chứng nhận phù hợp Tiêu Chuẩn là sự công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn tương ứng.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm để làm chuẩn phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Chứng nhận hợp quy (Certificate regulation)
Có tên khác là Giấy chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật là việc đánh giá, xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Mục đích của hai loại giấy chứng nhận
Mục đích của Giấy chứng nhận hợp quy: Đảm bảo các sản phẩm, hàng hóa đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Mục đích của Giấy chứng nhận hợp chuẩn: Giúp Khách hàng yên tâm về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Ngoài ra, giấy chứng nhận hợp chuẩn còn đem lại cho Doanh nghiệp nhiều lợi ích như sau:
-
- Giảm thiểu chi phí khi xử lý sản phẩm lỗi, hỏng
- Chất lượng sản phẩm luôn được duy trì, đáp ứng các nhu cầu mong muốn của khách hàng
- Xây dựng sự uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh và khách hàng
- Tăng cao doanh thu vì lượng tiêu dùng của khách hàng nhiều hơn
- Cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế
- Tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường
- Có lợi thế khi tham gia đấu thầu vào những dự án lớn
Phương thức đánh giá Hợp chuẩn, Hợp quy
Bộ Khoa học và Công nghệ nước Việt Nam đã ra quy định và công nhận 8 phương thức để áp dụng cho từng loại sản phẩm hàng hóa (tham khảo thông tư 28/2012/TT-BKHCN được ban hành ngày 12/12/20212):
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường
Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa
Hiện nay ở Việt Nam sử dụng rộng rãi 3 phương pháp: 1,5,7 áp dụng với cả sản phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu
Quy trình chuẩn bị công bố Hợp chuẩn, hợp quy
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu cần cung cấp một số thông tin:
-
- Thông tin đơn vị nhập khẩu: tên Doanh nghiệp hoặc cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, số điện thoại, số fax
- Thông tin hàng hóa: tên hàng, nhãn hiệu, chủng loại
- Đặc tính kỹ thuật
- Xuất xứ, nhà sản xuất
- Khối lượng, số lượng nhập hàng
- Cửa khẩu nhập
- Thời gian nhập khẩu
- Và chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)
- Danh mục hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật
- Giấy cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm
- Hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
Bước 2: Cơ quan chuyên ngành cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Bước 3: Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
ĐỌC THÊM
- Vận đơn (B/L) là gì? Phân biệt Vận đơn chủ và Vận đơn thứ cấp
- Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) để đảm bảo chất lượng hàng hóa
- 4 phương thức thanh toán quốc tế bạn cần biết