TOP 5 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU GỖ LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI
EU
Thị phần đồ nội thất gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU và Anh vẫn ở mức thấp, trong khi thị phần tại Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản khá cao.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), đứng đầu top các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất là EU với 24,4 tỷ euro (tương đương 26,8 tỷ USD) trong năm 2022. Bất chấp những ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xung đột vũ trang Nga và Ukraine, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU trong năm 2022 vẫn tăng 6,6% so với năm 2021. Tính đến tháng 1/2023, do tác động bởi lạm phát nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, nên trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU đạt 1,87 tỷ euro (tương đương 2,1 tỷ USD), giảm 6,8% so với tháng 1/2022.
Trong cơ cấu thị trường cung cấp, Việt Nam là nước cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 7 cho thị trường EU, tuy nhiên trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2,8% trong năm 2022 và chiếm 3,4% trong tháng 1/2023.
Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất gỗ lớn thứ 2 thế giới. Thông tin từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ cho hay, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ trong năm 2022 đạt 25,4 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021.
- 2 tháng đầu năm 2023, trị giá nhập khẩu đồ nội thất gỗ của Hoa Kỳ đạt 3,3 tỷ USD, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát tại Hoa Kỳ vẫn ở mức cao, điều này làm hạn chế chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu trong đó có mặt hàng đồ nội thất gỗ.
- Bên cạnh đó, thị trường bất động sản của Hoa Kỳ vẫn trong giai đoạn trầm lắng, tác động tiêu cực tới nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Theo đó, trong ngắn hạn nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất gỗ tại Hoa Kỳ vẫn chưa thể cải thiện.
- Trong cơ cấu thị trường cung cấp, Việt Nam đã trở thành thị trường cung cấp đồ nội thất gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ kể từ năm 2019, đến năm 2022 Việt Nam vẫn tiếp tục vị trí dẫn đầu.
- Tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam khá cao, năm 2022 chiếm 36,3% tổng trị giá nhập khẩu và 2 tháng đầu năm 2023 chiếm 37,1%. Tỷ trọng tại Hoa Kỳ gia tăng, tất yếu sẽ gặp nhiều rủi ro và thách thức cao hơn về các vụ việc điều tra, áp dụng phòng vệ thương mại từ phía Hoa Kỳ.
- Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đến xuất xứ hàng hóa, nguyên liệu. Đồng thời chủ động nghiên cứu, đánh giá rủi ro, cũng như theo dõi các cảnh báo sớm về khả năng điều tra phòng vệ thương mại với các mặt hàng đồ nội thất gỗ
>>>>>>> Xem bảng giá các tuyến đi USA tại: Phaata.com
Anh
Tiếp theo là thị trường Anh, năm 2022 nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất gỗ của Anh tăng nhẹ, bất chấp tình hình kinh tế chịu nhiều tác động. Nhu cầu tăng nhập khẩu là do người dân chi tiêu mạnh sau thời gian dài giãn cách.
Tuy nhiên, tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Anh khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân chậm lại vào nửa cuối năm 2022. Tính đến 2 tháng đầu năm 2023, xu hướng tiêu dùng cũng không mấy khả quan, do đó nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất gỗ của Anh giảm mạnh, đạt 670,8 triệu USD, giảm 31,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Anh là thị trường nhập khẩu đồ nội thất gỗ lớn thứ 3 thế giới, nhu cầu nhập khẩu luôn ở mức cao, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 7,1% trong năm 2022 và chiếm 6,1% trong 2 tháng đầu năm 2023.
Trong 2 năm gần đây, thị trường Anh thiếu ổn định và đôi khi gián đoạn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của Brexit, Covid-19, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng cường xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang Anh nhờ ưu đãi của Hiệp định UKVFTA.
Canada, Nhật Bản
Canada và Nhật Bản cũng là 2 thị trường nhập khẩu chính đồ nội thất gỗ trên toàn cầu. Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của 2 thị trường này từ Việt Nam cũng khá cao.
Theo Trung tâm Thương mại quốc tế, Canada và Nhật Bản đều là thành viên trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam có tham gia, ngoài ra giữa Việt Nam và 2 thị trường này đều đã ký kết Hiệp định thương mại riêng. Việc tận dụng triệt để các ưu đãi thuế quan mà các Hiệp định này mang lại góp phần thúc đẩy thị phần đồ nội thất gỗ của Việt Nam gia tăng tại các thị trường này.
ĐỌC THÊM
- Tổng hợp các cảng biển lớn tại Mỹ – Vận chuyển hàng hóa đường biển
- Interlink tham gia Hawa Expo 2023 – Hội chợ xuất hàng đồ gỗ mỹ nghệ 2023
- Seal container và tầm quan trọng trong vận chuyển hàng hóa đường biển
THÔNG TIN VỀ CƯỚC TÀU & THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU NỘI THẤT GỖ – LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN INTERLINKĐịa chỉ: 47 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.Website: www.interlink.com.vnHotline: 0937 48 18 98Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/interlinkcompanyGoogle maps: https://goo.gl/maps/BV8WTj1Xb7brg56W7