G

0937 48 18 98

PHỤ PHÍ CẦU BẾN WHARFAGE

 

Phụ phí cầu bến (Wharfage) là gì?

Phí cầu bến trong tiếng Anh là Wharfage (ký hiệu là WFG)

Phí cầu bến là một khoản phí hoặc chi phí mà một người hoặc doanh nghiệp phải trả khi sử dụng hoặc thực hiện giao dịch tại một cảng, bến, hoặc vị trí trên sông để tải và dỡ hàng hóa từ hoặc lên các phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, hoặc tàu biển.

Phụ phí cước biển

Đọc tên “phụ phí” cũng hiểu được là khoản thu thêm, bổ sung ngoài khoản phí cước tàu. Các khoản phụ thu này thường thu ở đầu cảng xếp hoặc cảng dỡ, tức là theo địa phương cụ thể, nên còn được đề cập đến với cái tên Local Charges (LCC)

Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó, như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh, tắc nghẽn cảng… Tất nhiên, mức thu cụ thể bao nhiêu cho từng loại phí thì cũng ít thấy hãng tàu nào có lý giải một cách thỏa đáng. Về nguyên tắc, họ thu phụ phí (có thể tăng giảm) là giữ cho mức cước biển được ổn định và minh bạch.

Các phụ phí hãng tàu áp dụng cũng khá hay thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng chính thức.

Khi tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý dự trù cả những khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng sẽ đi qua.

Nhân tiện trong bài viết này, Interlink sẽ liệt kê một số phụ phí cơ bản để Quý khách có thể hiểu thêm về các phụ phí vận tải biển

Các loại phụ phí trong vận tải biển

CIC – Phụ phí mất cân đối vỏ rỗng

Phụ phí mất cân đối vỏ rỗng container (Container Imbalance Charge)do các hãng tàu đặt ra nhằm bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển lượng lớn container từ nơi đang dư thừa vỏ rỗng tới nơi đang thiếu và có nhu cầu cần vỏ rỗng.

CFS – Phụ phí xếp dỡ hàng lẻ

Phụ phí xếp dỡ hàng lẻ (Container Freight Station Fee) sẽ được thu mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu hay xuất khẩu thì sẽ phát sinh phí dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS hoặc đóng hàng hóa từ kho hàng lẻ vào container và họ thu phí CFS.

THC – Phụ phí làm hàng tại cảng

Phụ phí làm hàng tại cảng, tên tiếng anh là Terminal Handling Charge (THC) là khoản phí hãng tàu thu dành cho việc xếp dỡ container từ tàu vào bãi cảng và các chi phí liên quan khác. Khoản phí THC sẽ được hãng tàu áp dụng đối với cả hàng xuất và hàng nhập vào trong một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

EBS – Phụ phí xăng dầu

Phụ phí xăng dầu, tên tiếng anh là Emergency Bunker Surcharge được sử dụng cho những tuyến hàng đi châu Á. Mục đích chính của loại phí này đưa ra nhằm bù đắp cho chi phí “hao hụt” cho hãng tàu bởi biến động của giá xăng dầu, nhiên liệu trên thế giới.

LSS – Phụ phí giảm tải việc thải lưu huỳnh

Phụ phí giảm tải việc thải lưu huỳnh, tên tiếng anh Low Sulphur Surcharge (LSS) được áp dụng trong vận tải biển nhằm giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường biển.

 ENS – Phí khai Manifest chỉ dành cho hàng hóa nhập khẩu EU

Tên tiếng Anh của phụ phí này Entry Summary Declaration. Là phí khai Manifest tại cảng đến các lô hàng đi châu Âu. Loại phụ phí này áp dụng kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu đảm bảo hàng hóa được thông qua kiểm duyệt của an ninh khu vực.

CAF – Currency Adjustment Factor

Phụ phí CAF – Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ là khoản phí (ngoài cước biển) hãng tàu này thu từ chủ hàng để bù đắp cho khoản chi phí phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ…

DEM – Phí lưu container tại bãi cảng

Phí lưu container tại bãi (Demurrage) .Đây là khoản phí này do các hãng tàu thu và tính dựa theo số ngày quá hàng container đậu ở cảng.

Thông thường chủ hàng của một khoảng thời gian được đậu miễn phí, nếu như vượt quá thời hạn lưu container thì hãng sẽ thu phí phạt theo biến phí được niêm yết.

GRI – General Rate Increase

Phụ phí của cước vận chuyển xảy ra vào mà hàng hóa cao điểm.

ĐỌC THÊM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *