NHỮNG LƯU Ý KHI MUỐN GỬI – NHẬP KHẨU HÀNG VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
I. Đối với cá nhân gửi thực phẩm cho người thân
Các mặt hàng thực phẩm khô thông thường là: bún, cá khô, tôm khô, mực khô, cua xay, bánh tráng, … hay thuốc bắc, thuốc tây, thực phẩm chức năng ….
Các mặt hàng thực phẩm khô thông thường.
Mỹ là một quốc gia nổi tiếng về sự nghiêm ngặt trong khâu quản lý xuất nhập hàng hóa, không phải hàng hóa nào cũng có thể nhập khẩu được vào Mỹ. Vì vậy, khi có nhu cầu gửi thực phẩm đi Mỹ, Interlink đưa ra cho bạn một số lời khuyên cho những tiêu chuẩn gửi hàng như sau:
1/ Thực phẩm có nhãn mác rõ ràng:
trong đó bao gồm các thông tin cơ sở sản xuất, xuất xứ, hạn sử dụng ….
2/ Thực phẩm được đóng gói:
sạch sẽ, không bị thay đổi, biến dạng theo thời tiết, ví dụ như: ra nước, mốc meo, bốc mùi ….
Các mặt hàng gặp vấn đề khi thông quan sẽ không được nhập vào Mỹ, quý khách nên tránh gửi: chà bông, khô, thịt, sữa, thành phần sữa, trứng , thành phần trứng, thực phẩm lỏng, bao bì không hút chân không, bao bì không hút chân không, nhãn mác không rõ ràng.
3/ Yêu cầu bắt buộc cho gửi thực phẩm, thuốc đi Mỹ:
+ Có FDA, chứng nhận cục thực phẩm Hoa Kỳ
+ Có những sản phẩm buộc phải yêu cầu đóng phí kiểm dịch ở Mỹ khi hải quan Mỹ yêu cầu.
FDA có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng các quy định nghiêm ngặt đối với những sản phẩm công nghệ sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người và động vật
II. Đối với doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ
Để đảm bảo xuất khẩu hàng thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Mỹ an toàn, đủ tiêu chuẩn chất lượng. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (gọi tắt là FDA) đang triển khai một số quy định mới của Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm.
1/ Thứ nhất là phải đăng ký cơ sở làm hàng xuất khẩu:
Toàn bộ các cơ sở làm hàng thực phẩm xuất khẩu của việt nam và một số nước có quy định về xuất khẩu thực phẩm vào thụ trường Mỹ đều phải tiến hành đăng ký mới, hoặc đăng ký lại tại Cục quản lý thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ. Bao gồm : cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hay lưu trữ hàng hóa….
Như vậy chỉ những cơ sở có đăng ký tại cơ quan FDA nhận được mã số kinh doanh mới được chấp nhận xuất khẩu vào Mỹ. Toàn bộ những hàng hóa xuất khẩu sẽ được kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt tại cửa khẩu, những đơn vị không đủ điều kiện nhập khẩu sẽ bị từ chối nhận hàng và giữ lại cửa khẩu. Thông thường theo quy định cứ 2 năm 1 lần, các cơ sở lại đăng ký lại để nhận mã số kinh doanh mới.
2/ Thứ hai Đăng ký người đại diện tại Mỹ.
Cùng với việc được cấp mã số kinh doanh mới, các cơ sở xuất khẩu phải đăng ký thêm 1 người đại diện tại Mỹ theo tiêu chuẩn của FDA cho cơ sở của mình.
Người đại diện có thể là cá nhân, là công ty hay một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, họ đóng vai trò là người liên lạc chính với FDA và cam kết trả lời mọi chất vấn, thắc mắc của FDA có liên quan đến cơ sở xuất khẩu hoặc những mặt hàng xuất khẩu. Thời gian trả lời là 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo. Người đại diện bên Mỹ cũng sẽ thay mặt cho cơ sở xuất khẩu thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra hàng xuất khẩu do FDA thực hiện.
Hàng thực phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng dùng để chế biến ra đồ ăn, thức uống cho người và động vật. Hoặc chỉ là một phần trong đồ ăn, thức uống. Các mặt hàng gọi chung là thực phẩm được chia là 3 nhóm
+ Nhóm thực phẩm và đồ uống
+Nhóm thực phẩm chức năng.
+Nhóm đồ uống có cồn.
3/ Hình thức đăng ký FDA
Hiện nay có rất nhiều cơ quan tại Mỹ có thể giúp chúng ta đăng ký cơ sở xuất khẩu của FDA mà không phải trả bất cứ khoản chi phí nào thông qua website của Cơ quan quản lý thực phẩm – Dược Phẩm Hoa Kỳ hoặc bạn có thể liên hệ đến Interlink để được hỗ trợ.
Mọi thắc mắc khác Quý khách có thể liên hệ qua số điện thoại để được tư vấn và giải đáp: