BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HỆ QUẢ ĐẾN NGÀNH VẬN TẢI BIỂN
Dự báo về biến đổi khí hậu sau năm 2021
Theo thống kê của Tổ Chức Khí tượng Thế Giới, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng hơn 1,5o cho tới 2043, dẫn đến tình trạng thời tiết cực đoan: lũ lụt, mưa bão, hạn hán và nắng nóng sẽ nghiêm trọng hơn.
Mùa đông năm 2022 được dự đoán sẽ tương đối nóng hơn những năm trước.
Thời tiết nóng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cháy rừng tiếp tục diễn ra dai dẳng, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và môi trường.
Biến đổi khí hậu dẫn đến hậu quả là các cơn bão xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, tồn tại lâu hơn, mưa nhiều khu vực trước khi di chuyển tiếp, ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đường hàng không, đặc biệt là nền vận tải biển.
Và không chỉ năm 2021 hay 2022, có thể sẽ là hàng năm kể từ nay trở đi hình thái thời tiết cực đoan sẽ duy trì thường xuyên trên Trái đất đang nóng lên của chúng ta.
Nền vận tải biển bị ảnh hưởng như thế nào?
Dựa trên kết quả phân tích của Quỹ Phòng vệ Môi trường cho biết, việc biến đổi khí hậu toàn cầu có khả năng gây gián đoạn hoạt động của vận tải biển và cảng biển một cách nghiêm trọng. Đe dọa đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ( chiếm 80% hoạt động giao thương trên toàn Thế Giới)
Nhiệt độ trái đất tăng dẫn tới mức nước biển ngày càng tăng, tình trạng xâm nhập nước mặn và bão nhiệt đới ngày càng nghiêm trọng.
Trong những năm qua mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành vận tải biển, nhưng những sự kiện gần đây đã dấy lên nhiều quan ngại, ngành vận tải biển đã chịu rất nhiều ảnh hưởng trầm trọng bởi biến đổi khí hậu phải kể đến như:
– Năm 2003, Cảng Busan (Hàn Quốc) phải đóng cửa trong suốt 91 ngày bởi ảnh hưởng của cơn bão Maemi.
– Năm 2011, Cảng Brisbane chịu ảnh hưởng nặng nề bởi con bãi Yasi, cảng này phải đóng cửa 10 ngày và thiệt hại 52 triệu USD.
– Năm 2019, cơn bão Lekima ở Trung Quốc gây tổng thiệt hại lên đến 65 triệu USD cho cảng Đại Liên và khiến cảng Ôn Châu phải đóng cửa trong suốt 45 ngày.
– Cũng vào năm 2019, hạn hán quanh khu vực kênh đào Panama, mực nước thấp khiến giao thông chậm lại, tổng thiệt hại lên đến 300 triệu USD cho ngành vận tải biển. Các con tàu có thể sử dụng tới 150 tấn nhiên liệu mỗi ngày, vì vậy nếu chúng phải đổi tuyến hoặc chậm trễ, chi phí hàng ngày có thể lên tới 75.000 USD.
Ngành vận tải biển Hoa Kỳ đã phải chi hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD để khắc phục hậu ảnh hưởng của các cơn bão trong suốt 15 năm qua. Khi một cảng giảm hoạt động hay đóng cửa tránh bão, họ phải chuẩn bị sẵn phương án thay thế để hoạt động logistics được diễn ra bình thường.
Hiện tượng nhà kính tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ gió, độ cao của sóng và lượng mưa đều sẽ tăng theo. Theo thống kê từ năm 2015 đến năm 2019, 400 tàu đã bị mất tích, ít nhất 80 trong số đó mất tích do thời tiết. 142 thành viên thủy thủ đoàn đã chết do tàu mất tích trong khoảng thời gian đó, 33 người vào năm 201 do cơn bão cấp 4 đánh sập một tàu chở hàng ở Bahamas.
Theo thống kê, ngành vận tải biển chiếm 20% trên tổng số lượng khí thải từ giao thông vận tải toàn cầu mỗi năm. Hầu hết tàu chở hàng chạy bằng dầu và số lượng khí CO2 được thải ra cực kỳ cao. Tập đoàn Maersk Logistics ra thông báo rằng sẽ làm việc với 6 công ty năng lượng để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất metanol, một loại nhiên liệu sạch được sản xuất bằng năng lượng tái tạo từ hydro và CO₂.
Báo cáo này đã truyền đi một thông điệp không chỉ dành riêng cho lĩnh vực vận tải đường biển: “Khi phát thải GHG, ngành vận tải biển đang góp phần gấy ra biến đổi khí hậu toàn cầu và sau cùng sẽ hủy hoại chính bản thân nó.”
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN VỀ CÁC DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA AN TOÀN – GIÁ RẺ – ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ CHỖ
XEM THÊM:
- MSC trở thành hãng tàu lớn nhất thế giới
- Thông tin ngắn gọn súc tích nhưng đầy đủ nhất về hãng tàu COSCO
- Doanh nghiệp lo ngại giá cước tàu biển quốc tế 2022 ảnh hưởng bởi giá dầu tăng cao