LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ VẬN CHUYỂN MỘT LÔ HÀNG NGUY HIỂM?
Trong thời gian gần đây, Hotline của Interlink liên tục nhận được thông tin về các yêu cầu vận chuyển hoặc làm thủ tục xuất nhập khẩu một số hàng hóa liên quan đến danh mục hàng nguy hiểm. Để có cái nhìn tổng thể về loại hàng hóa này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp nhận thông tin và giải quyết hiệu quả các lô hàng cho khách, chúng tôi cung cấp nội dung liên quan đến việc Làm thế nào để chuẩn bị vận chuyển cho một lô hàng nguy hiểm (DG)?
I. Định nghĩa hàng nguy hiểm.
Hiểu một cách đơn giản, hàng hóa nguy hiểm (DG) là vật phẩm hoặc các chất có khả năng gây tác hại đến sức khỏe, an toàn, tài sản, môi trường mà chúng nằm danh mục hàng hóa nguy hiểm của IATA quy định.
II. Xác định hàng hóa nguy hiểm
Bước đầu tiên bạn phải xác định xem lô hàng của bạn có chứa hàng nguy hiểm không? Theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm lại được phân thành 9 loại sau đây:
– Loại 1: Các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp.
– Loại 2: Khí ga dễ cháy; khí ga không dễ cháy, không độc hại; khí ga độc hại.
– Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
– Loại 4: Các chất đặc dễ cháy; các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy; các chất dễ tự bốc cháy; các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.
– Loại 5: Các chất ôxy hóa; các hợp chất ô xít hữu cơ.
– Loại 6: Các chất độc hại; các chất lây nhiễm.
– Loại 7: Các chất phóng xạ .
– Loại 8: Các chất ăn mòn.
– Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.
Theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm lại được phân thành 9 loại.
Vận chuyển hàng nguy hiểm liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau. Việc cấp giấy phép vận chuyển do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào loại hàng hóa nguy hiểm. Vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
– Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.
– Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8.
– Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
Nếu bạn không chắc liệu hàng hóa của bạn hàng hoá nguy hiểm hay không, vui lòng liên hệ Hotline 0937 48 18 98 hoặc qua email: info@interlink.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ thông tin.
II. Làm thế nào để chuẩn bị vận chuyển cho một lô hàng nguy hiểm (DG)?
Đối với một lô hàng DG đi được, cần cung cấp các chứng từ, giấy tờ sau:
1. Phiếu gửi.
2. Invoice & packing list.
3. Giấy ủy quyền của người gửi cho công ty cung cấp dịch vụ làm thủ tục (giấy ủy quyền có đóng dấu đỏ của công ty).
4. Bản phân tích thành phần hóa học (MSDS) có đủ 16 mục, đóng dấu giáp lai vào bảng phân tích thành phần.
5. Kê khai tờ khai hàng hóa nguy hiểm của người gửi hàng:
Trừ trường hợp được quy định bởi IATA, “Tờ khai hàng hóa nguy hiểm của người gửi hàng” được yều cầu và phải được hoàn thành cho mỗi lô hàng DG bởi một người đã được cấp chứng chỉ về qui định hàng hóa nguy hiểm do IATA cấp.
6. Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa, Đóng gói, nhãn mác hoặc container:
Hàng nguy hiểm không thể vận chuyển trong bao bì bình thường, nó phải được làm theo qui định đóng gói của IATA .
Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm.
III. Trách nhiệm mỗi bên:
• Trách nhiệm đối với người gửi hàng
1. Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.
2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Có hồ sơ về hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;
b) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấm lưu thông của cơ quan có thẩm quyền (nếu là hàng nguy hiểm cấm lưu thông).
4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
5. Cử người áp tải nếu hàng nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.
6. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quản lý loại, nhóm hàng nguy hiểm nào thì hướng dẫn thực hiện Điều này áp dụng cho loại, nhóm hàng nguy hiểm đó.
• Trách nhiệm đối với người vận tải
1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn quy định về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển.
2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn vận chuyển theo quy định.
3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm.
5. Chỉ dẫn người điều khiển phương tiện về những quy định phải chấp hành khi vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 14 Nghị định này.
6. Người vận tải chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
Hy vọng các thông tin nêu trên sẽ góp ích cho các bạn!