GIÁ CƯỚC TÀU BIỂN QUỐC TẾ TĂNG CHÓNG MẶT DO ẢNH HƯỞNG GIÁ DẦU
Tình hình giá dầu thế giới hiện nay
Với ảnh hưởng từ chiến tranh Nga và Ukraina của những mặt hàng thiết yếu đã bị tăng nhanh chóng như thiết bị, vật tư y tế, lương thực, thực phẩm, trong đó có cả giá xăng dầu.
Theo nguồn tin từ Oilprice, giá dầu ngọt nhẹ WTI Mỹ giao kỳ hạn tăng 2,28 USD/ thùng, giá hiện nay là 106,5 USD/ thùng, tức là tăng 1,72% so với giá cũ ( Cập nhật đến ngày 21/3/2022)
Bên cạnh đó, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao kì hạn tăng 2,89 USD/thùng tương dương 2,5% giá cũ, giá hiện tại là 114,4 USD/ thùng.
Tổng cả hai hợp đồng của 2 loại dầu này đều tăng hơn 7%.
Và trong bối cảnh Liên minh châu Âu ( EU ) đang cân nhắc hình phạt ban lệnh cấm nhập khẩu xăng, dầu từ Nga làm thế giới đang lo ngại về nguồn cung cấp nhiên liệu. Giá xăng dầu dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới nếu EU ban lệnh cấm này.
Trên thực tế, dầu thô nhập khẩu từ Nga chiếm tỉ trọng khá lớn ở Châu Âu ( khoảng 30%), dầu Diesel thậm chí còn chiếm tới 80% lượng dầu nhập khẩu của thị trường EU.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ( IEA) nhận định trong thông báo được ban hành vào tháng 3 là “nguy cơ gián đoạn sản xuất của Nga có thể gây ra một cú sốc nguồn cung toàn cầu”.
Nếu theo kịch bản này, giá dầu có thể vẫn còn biến động theo chiều hướng tiêu cực trong thời gian tới.
Giá cước tàu biển quốc tế tăng cao, các nhà sản xuất gặp khủng hoảng
TÌnh hình xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước tàu biển quốc tế. Trong những tháng gần đây giá cước tàu biển liên tục tăng cao, gây khó khăn cho các nhà sản xuất và các đơn vị xuất khẩu.
Thời điểm gần đây, giá cước tàu biển quốc tế đã tăng cao đột biến, cụ thể là tăng gấp 3-4 lần giá cũ.
Theo như ông Phạm Thái Bình – tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, công ty chuyên về xuất khẩu gạo ở Cần Thơ, chia sẻ: “doanh nghiệp xuất khẩu 60.000 tấn gạo với giá cước vận tải tăng lên gấp 3 lần, từ 600 – 900 USD/ 1 container giờ đã chạm mức 4000 – 6000 USD/1 container. Thậm chí có những đơn vị booking tàu báo giá tăng gấp 10 lần giá cũ”.
Điều này trở thành gánh nặng lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng. Hoặc khi doanh nghiệp không còn gồng gánh được nữa thì họ sẽ thu mua sản phẩm của nông dân với mức giá thấp. Cuối cùng, người khổ nhất vẫn là nông dân.
Công ty Công nghiệp Đại Á ( đơn vị sản xuất chất độn, chất tạo màu và phụ gia cho nhựa) chia sẻ “ Hiện nay giá cước tàu biển đến các thị trường truyền thống tăng gấp 6 – 8 lần so với năm 2020. Để giảm thiểu tổn thất, công ty đã phải cắt giảm một nửa lượng đơn đặt hàng ở các thị trường xa”.
Ông Lê Duy Hiệp – chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khuyến cáo: “ Khi chi phí vận tải cao, chắc chắn hàng hóa đến tay người tiêu dùng sẽ tăng giá. Điều này hoàn toàn không có lợi cho thị trường khi sức mua chưa hồi phục hoàn toàn”.
Bên cạnh giá cước tàu biển quốc tế, doanh nghiệp cũng phải chịu sử ảnh hưởng từ vận tải container qua lại giữa cảng Cát Lái – Hiệp Phước, cảng Đồng Nai bằng đường thủy, công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa thông báo điều chỉnh giá có hiệu lực từ ngày 1/4/2022 với mức giá tăng 10- 30%.
ĐỌC THÊM BÀI CŨ HƠN:
- Những gì bạn cần biết về rủi ro và tổn thất trong vận tải đường biển 2022
- Hiệp định RCEP và quy định xuất xứ hàng hóa năm 2022
- Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) để đảm bảo chất lượng hàng