G

0937 48 18 98

 

Ngày 8-8, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị “Ðịnh hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”. Cùng dự, có Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển; các hiệp hội, doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đánh giá thực trạng và phân tích những cơ hội, tiềm năng phát triển cũng như thách thức của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Qua đó, đề xuất Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời cho DN, tận dụng cơ hội thị trường, hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt chín tỷ USD năm 2018 và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Thủ tướng cho rằng, dư địa, tiềm năng của ngành gỗ Việt Nam còn rất lớn. Do đó, cần phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu bền vững, hiệu quả, hiện đại, hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế, khu vực. Thủ tướng giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 10 năm tới phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế quốc gia; phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thị trường thế giới. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 18 đến 20 tỷ USD, năm 2018 phải phấn đấu đạt kim ngạch XK gỗ và lâm sản tối thiểu 9 tỷ USD 2019 đạt 10-11 tỷ USD; năm 2020 đạt 12-23 tỷ USD; 2025 đạt 18-20 tỷ USD.

Thủ tướng cùng các đại biểu thăm triển lãm nội thất gỗ trong khuôn khổ hội nghị

Để hoàn thành được những mục tiêu đề ra cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, thủ tướng nhấn mạnh cần phải áp dụng công nghệ mới và phát triển hơn nữa công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là hệ thống dịch vụ logistics.
Theo thống kê cho thấy, dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Nếu xét về vai trò, các hoạt động Logistics không những làm cho quá trình lưu thông phân phối hàng hóa được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu chắc chắn sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics ở các khâu kho bãi, vận chuyển … ngày một gia tăng. Để đem lại hiệu quả về kinh tế, đồng thời góp phần thúc đẩy sự gia tăng các giá trị và hiện thực hóa mục tiêu mà thủ tướng chính phủ đã nêu ra, đòi hỏi hệ thống Logistics phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong tất cả các khâu, trong đó mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics sẽ là một mắt xích vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công.

Nắm bắt được tinh thần này, đại diện Inerlink tham dự hội nghị cũng đã củng cố cho mình những kiến thức và nắm bắt nhiều thông tin kịp thời về những chính sách cũng như cơ hội phát triển dịch vụ logistics. Lấy ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu là một trong những thị trường tiềm năng về phát triển dịch vụ logistics, chắc chắn trong tương lai, Interlink sẽ có nhiều đột phá mới để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho đối tác và khách hàng.