HIDDEN DANGEROUS GOODS
HÀNG HÓA NGUY HIỂM TIỀM ẨN
Hàng hóa nguy hiểm là gì?
Hàng hóa nguy hiểm hay còn được gọi là Dangerous Goods, được kí hiệu là DG để chỉ những loại hàng hóa mà trong quá trình giao nhận, vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, xếp dỡ có khả năng cháy, nổ, gây độc hại gây thương tích cho con người và phá hủy phương tiện vận tải, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Trong vận chuyển đường hàng không, hàng hóa nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ, gây nguy hiểm cho chuyến bay.
Tóm lại, hàng hóa được coi là nguy hiểm khi:
- Có tác động xấu đến môi trường, mất trật tự an ninh quốc gia.
- Gây nguy hiểm cho các phương tiện vận chuyển
- Là chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gây thương tích và thậm chí tính mạng con người
9 nhóm hàng hóa nguy hiểm
Tổ chức Liên Hợp Quốc đã phân chia và liệt kê các hàng hóa nguy hiểm thành 9 loại. Mỗi loại sẽ phân ra chi tiết các loại hàng hóa nguy hiểm
Loại 1: Chất nổ
Loại 2: Khí
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
Loại 4: Chất rắn dễ cháy, các chất có khả năng đối cháy tự phát, các chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước
Loại 5: Các chất gây oxy hóa và Peroxit hữu cơ
Loại 6: Chất độc hại và truyền nhiễm
Loại 7: Chất phóng xạ
Loại 8: Chất ăn mòn
Loại 9: Các chất gây nguy hiểm khác, bao gồm chất gây hại cho môi trường.
CASE STUDY:
Chiều ngày 25/12/2019, trên chuyến bay mang số hiệu AK130 của hãng hàng không AirAsia từ Malaysia đi Hồng Kông. Một chiếc điện thoại đang sạc bằng cục sạc dự đột nhiên phát nổ. Vụ việc khiến hành khách Li Yongwei, 26 tuổi, quốc tịch Trung Quốc bị thương.
Vụ việc khiến máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Tân Sơn Nhất để đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Khoa phỏng Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Nạn nhân được chẩn đoán bị phỏng do nổ sạc dự phòng diện tích 12% độ 2 và 3, bị phỏng 4% độ 3 ở tay trái, chân trái, mông trái; phỏng sâu diện tích 4% ở mặt sau đùi trái.
Đây là một trong những sự cố mà bất kì hành khách nào cũng có thể gặp phải trên các chuyến bay dân dụng thường ngày. Khi sự nhận thức về dangerous goods tiềm ẩn còn bị xem nhẹ. Điển hình là viên pin Lithium đề cập ở trên.
Chính vì thế hiện nay các hãng hàng không cấm hành khách để pin sạc dự phòng theo hành lí kí gửi mà chỉ được mang theo trong hành lí xách tay.
Trong quá trình bay, các hãng hàng không chỉ khuyến cáo hành khách không sử dụng các thiết bị điện tử, thu phát sóng cũng như sạc pin cho điện thoại trong lúc cất và hạ cánh, còn khi máy bay đã đạt độ cao ổn định thì hành khách được phép sử dụng.
Hàng hóa nguy hiểm tiềm ẩn là gì?
Hàng hóa nguy hiểm tiềm ẩn (Hidden Dangerous Goods). Bên cạnh các loại hàng hóa nguy hiểm dễ dàng nhận biết, một số loại hàng có tên gọi thông thường hay được gửi như: hàng gom, hàng linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, phụ tùng, dược phẩm … cũng có thể ẩn chứa các loại hàng được phân loại là hàng nguy hiểm.
Những mặt hàng nào được coi là hàng hóa nguy hiểm tiềm ẩn
Rau củ quả đông lạnh được bảo quản bởi đá khô
Bản chất của rau quả đông lạnh, tất nhiên, vốn không phải là mặt hàng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu rau quả đông lạnh được đóng gói có chứa đá khô thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bên cạnh những lợi ích vốn có, đá khô đã và đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong vận chuyển, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc dùng đá khô để bảo quản thực phẩm.
Đá khô nếu đặt trong thùng quá kín, chúng sẽ chuyển sang trạng thái khí carbon dioxide, gây ra hiện tượng vỡ thùng. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, mỗi loại máy bay có quy định khối lượng đá khô tối đa được phép mang lên (chẳng hạn đối với số hiệu A321 thì một chuyến bay được phép chở tối đa khoảng 200 kg đá khô).
Nước rửa móng tay
Nước hoa, nước rửa móng tay, nước rửa tay khô (có chứa cồn),… là những dung dịch rất dễ bốc cháy. Chúng có đặc tính bốc hơi nhanh, lan tỏa trong không khí xung quanh và phản ứng với nguồn nhiệt lớn. Đã có rất nhiều trường hợp hy hữu xảy ra khi để các loại dung dịch này gần ngọn lửa, gây ra những thiệt hại không nhỏ.
Tiêu biểu là trường hợp của một cô gái 20 tuổi tại bang Texas (Mỹ). Cô gái này đã vô ý để nước rửa móng tay gần ngọn đèn cầy đang cháy. Hóa chất trong dung dịch bốc hơi bén lửa khiến nạn nhân bị bỏng cấp độ ba với diện tích gần 50% cơ thể.
Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tiềm ẩn, Quý khách cần lưu ý tuân thủ những quy định và thủ tục cần thiết và nên đặc biệt lưu ý đến 3 yếu tố sau
- Có MSDS (Material Safety Data Sheet)
- Quy trình đóng gói và dán nhãn mác phải theo quy định của IATA. Khi xếp, dỡ và lưu trữ các loại hàng hóa nguy hiểm cấp 1 phải tiến hành ở nơi xa khu đông dân cư, khu công nghiệp, trường học. Bên cạnh đó, sau khi đưa hết hàng nguy hiểm ra khỏi kho bãi thì nơi lưu giữ hàng nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
- Tờ khai cho các loại hàng hóa nguy hiểm phải do một bên được cấp chứng chỉ về hàng hóa nguy hiểm được IATA cấp phép.
Nguồn: Vilas.edu.vn
ĐỌC THÊM