G

0937 48 18 98

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong trong việc hỗ trợ phát triển tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tếvà quốc gia. Hiện nay Đức là quốc gia đứng đầu thế giới về hiệu quả hoạt động logistics, được đo lường thông qua chỉ số LPI.I. Trên thế giới
• Phương thức vận tải biển chiếm tỷ trọng cao
Trong các hoạt động vận tải quốc tế , vận tải đường biển luôn là phương thức chính, chiếm hơn 90% sản lượng hàng hóa thương mại thế giới. Năm 2016, ngành công nghiệp vận tải container đạt kết quả không mấy khả quan do mất cân bằng cung cầu kéo dài. Trong khi đó, vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế có xu hướng tăng nhẹ sản lượng qua các năm nhưng lại đang đối mặt với áp lực giảm doanh thu. Năm 2016, sản lượng vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không đạt 53.9 nghìn tấn, doanh thu 47.8 tỷ USD.
• Thị trường dịch vụ kho bãi phát triển
Doanh thu từ hoạt động kho bãi và bốc xếp hàng hóa có xu hướng liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2015 với CAGR lần lượt là 16.8% và 12.6%. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kho bãi, lưu giữ trong kho ngoại quan và từ hoạt động bốc xếp hàng tại cảng biển chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Thị trường dịch vụ kho bãi có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu gia tăng và dự báo có mức CAGR 8.52% giai đoạn 2015- 2019, doạnh thu năm 2017 ước đạt 709.7 tỷ USD.
Đối với các hoạt động khai thác cảng
Châu Á là khu vực có sản lượng hàng hóa thông qua cảng lớn nhất. Trong top 20 cảng biển lớn nhất thế giới thì đã có 16 cảng biển tại châu Á, riêng Trung Quốc có 9 cảng nằm trong số này. Tương tự, luồng dịch chuyển hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế cũng diễn ra mạnh mẽ tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tiếp đó là châu Âu và Bắc Mỹ..
II. Tại Việt Nam
Lợi thế:
– Ngành logistics có quy mô ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng 9.6% trong cơ cấu GDP năm 2016. Tuy nhiên, tiềm năng ngành vẫn chưa được khai thác hết, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng dưới ¼ nhu cầu logistics, mới dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong chuỗi hoạt động và phần lớn cung cấp ở cấp độ 2PL chứ chưa cạnh tranh giành thị phần với những công ty chuyên nghiệp quốc tế hiện đang thực hiện dây chuyền quản trị điều hành toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất lưu thông phân phối ở cấp độ 3PL, 4PL và 5PL.
– Hiện nay theo Ngân hàng Thế Giới, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước và nằm trong top giữa của khối ASEAN theo xếp hạng chỉ số LPI. tỷ lệ % chi phí logistics trong GDP thuộc mức cao nhất thế giới khiến giá nhập khẩu vào Việt Nam luôn cao hơn so với thực tế, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
– Ngành khai thác cảng có xu hướng ngày càng phát triển, trong đó khu vực miền Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất, miền Trung có tỷ trọng nhỏ nhất.

báo-cáo-logistics-2

– Hoạt động vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu toàn ngành logistics, sản lượng vận chuyển hàng hóa năm 2016 ước tính đạt 1,242.4 triệu tấn, tăng 10.6% so với năm 2015. Trong đó, sản lượng hàng hóa vận chuyển của các loại hình vận tải đường biển, đường sông, đường bộ và hàng không đều tăng, duy chỉ có sản lượng hàng hóa qua đường sắt là giảm đáng kể (giảm 22% so với năm 2015).
– Vận tải đường bộ đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất toàn ngành, là loại hình vận tải có mạng lưới giao thông phát triển và được đầu tư nhiều nhất, sản lượng hàng hóa vận tải đường bộ đạt mức tăng trưởng CAGR 10.25% trong giai đoạn 2006 – 2016.
Hạn chế
– Hệ thống đường bộ Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như tỷ lệ quốc lộ thấp và khả năng chịu tải kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải tăng chi phí, thời gian, tăng rủi ro cho hàng hóa. Vận tải đường sắt có sản lượng hàng hóa thông qua liên tục giảm trong các năm qua do cơ sở hạ tầng, công nghệ lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển.
– Hiện nay, đường sắt Việt Nam chỉ đảm nhận chưa tới 1% lượng hàng vận chuyển và không phục vụ cho thương mại quốc tế. Năm 2016, sản lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt ước đạt 5.2 triệu tấn, giảm 22% và 3.2 tỷ tấn.km, giảm 19.4% so với năm 2015.
– Vận tải đường biển năm 2016 cũng gặp nhiều khó khăn do sự mất cân đối, dư thừa tàu dẫn đến cạnh tranh gay gắt, giá cước sụt giảm liên tục, sản lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 125 triệu tấn.
– Cơ cấu đội tàu biển còn nhiều bất cập. Tỷ trọng tàu container rất thấp, chỉ chiếm 3.5%, đầu tư manh mún, không bền vững, chất lượng đội tàu còn thấp, số chủ tàu thì nhiều nhưng năng lực tài chính trình độ quản lý còn hạn chế.
– Vận tải thủy nội địa của Việt Nam ngày càng phát triển với sản lượng hàng hóa liên tục tăng qua các năm, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực sản xuất nội địa và đang được Nhà nước ưu tiên phát triển trong thời gian tới. Vận tài hàng hóa qua đường hàng không năm 2016 ước đạt 274 nghìn tấn và có xu hướng gia tăng qua các năm.

III. Kết luận
Ngành logistics Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thách thức về tự do cạnh tranh, chất lượng dịch vụ, về ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, nguồn nhân lực và các chính sách quản lý đòi hỏi ngành cần có những chiến lược phát triển hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong Quyết định 1012/QĐ-TTg ban hành ngày 03/07/2015, quy hoạch phát triển đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 24% – 25%/năm, đóng góp 10% vào GDP nền kinh tế. Quy hoạch phát triển phân chia thành 3 khu vực lớn: Miền Bắc, Miền Trung – Tây Nguyên và Miền Nam với ba mức phân cấp Trung tâm logsitics hạng I, hạng II và chuyên dụng.
Theo báo cáo của VIRAC