Tài liệu cần thiết dành cho Doanh nghiệp LOGISTICS & XNK Việt Nam.
[THUẬT NGỮ LOGISTIC P3] VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
Phần 3: Vận chuyển Quốc tế
- Non Vessel Operating Common Carrier (NVOCC):
- Là công ty làm đại lý cước tàu biển, đóng vai trò trung gian, thường họ chỉ tập trung kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển.
- Họ cũng được gọi là nhà vận tải (Carrier) đường biển nhưng họ khác với hãng tàu (Shipping Line) là họ không sở hữu một con tàu nào.
- Freighter:
- Là máy bay chuyên dùng vận chuyển hàng hóa, không vận chuyển hành khách.
- Shipping Lines: hãng tàu
- Là các công ty chuyên vận chuyển container qua đường biển
|
- Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải
- Là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn,
- Sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.
- Consolidator: người/ tổ chức gom hàng lẻ
- Là người làm nhiệm vụ tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một nơi đến
- Shipper: người gửi hàng
- Là người gửi hàng, nhà vận chuyển, đảm nhiệm việc giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận về thời gian, lịch tàu, hãng bay
- Consignee: người nhận hàng
- Là người nhận hàng từ Shipper hoặc người bán.
- Thực tế, rất nhiều Buyer không có chức năng nhập khẩu muốn đơn giản hóa thủ tục giao cho bên thứ ba đứng ra làm thủ tục. Thì khi đó Consignee sẽ là bên thứ ba. Và khi nhận hàng xong bên thứ ba này mới giao lại cho người nhập khẩu là Buyer.
- Notify party: bên nhận thông báo
- Người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến.
- Notify party có thể là Consignee hoặc không phải Consignee
- Multimodal transportation/Combined transporation: vận tải đa phương thức/vận tải kết hợp
- Là việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất hai phương tiện trở lên
- Container Yard – CY: bãi container
- Là bãi Container thuộc khu vực trong cảng biển hoặc cảng cạn để chứa các Container FCL được dỡ từ tàu chở hàng xuống hoặc để các Container trước khi đưa lên tàu
- CFS – Container freight station: kho khai thác hàng lẻ
- Là bãi khai thác hàng lẻ – hệ thống kho bãi nơi các lô hàng LCL của các chủ hàng khác nhau được gom lại (consolidated/ grouped) trước khi được xuất khẩu hoặc chia lẻ (deconsolidated/ degrouped) sau khi nhập khẩu.
- Lashing:
- Dịch vụ chằng buộc và cố định hàng hóa trong container và trên các phương tiện vận chuyển được cung cấp đơn vị được cấp Chứng thư Lashing hoặc dưới sự giám sát của đơn vị có Chứng chỉ Lashing.
- Công việc này thường do các chủ hàng chịu trách nhiệm và chi phí thực hiện
- Laden on board:
- Hàng hoá đã được xếp lên tàu và không được hiểu là tàu đã rời bến cùng hàng hóa trên tàu
- Clean on board:
- Đã bốc hàng lên tàu hoàn hảo (không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng).
- BL draft:
- Là bản nháp của B/L, hãng tàu hoặc đơn vị phát hành Bill sẽ gửi cho khách hàng check lại và xác nhận trước khi ra B/L chính thức.
- Đây là quy trình bắt buộc hãng tàu/fowarder phải gửi cho shipper để shipper kiểm tra thông tin show B/L đã chính xác chưa, cần thay đổi, thêm bớt gì không trước khi hãng tàu ra B/L chính thức.
- Hãng tàu sẽ cho deadline chỉnh sửa draft B/L. Sau thời hạn đó thì chỉnh sữa sẽ phát sinh phí.
- Stowage plan:
- Là sơ đồ bố trí hàng hóa trên một con tàu, có tác dụng giúp nắm được vị trí, tạo thuận lợi cho việc làm hàng, giao nhận an toàn, nhanh chóng, tránh nhầm lẫn
- International ship and port securiry charges (ISPS):
- Phụ phí an ninh cho tàu và cảng quốc tế (phí này phát sinh sau vụ 11/09 tại Mỹ, một số hãng tàu đầu tư hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo hộ hàng hóa và họ thu phí này).
- AMS (Advanced Manifest System fee):
- Là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ
- Đối với các nhà vận chuyển hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, hệ thống này bắt buộc phải khai báo hàng hóa sau khi được đưa lên phương tiện vận chuyển tại cảng xếp hàng cuối cùng trước khi vào Hoa Kỳ trong vòng 48 tiếng.
- AMS được các nhà vận chuyển khai báo qua các website của riêng mình hoặc trung gian, được phép kết nối với mạng của Hải quân Hoa Kỳ.
- ISF (Importer Security Filing):
- Bắt đầu từ ngày 26/01/2010, Hải quan Mỹ và Cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF).
- Việc kê khai ISF phải được thực hiện đồng thời cùng với AMS.
- Payment terms/method: phương thức thanh toán
Thuật ngữ được sử dụng trong các loại Hợp Đồng ở điều khoản thanh toán.
- Đối với giao dịch trong nước, thông thường có 02 phương thức thanh toán là Cash (Tiền Mặt) và Bank Transfer (Chuyển khoản qua Ngân hàng)
- Đối với giao dịch quốc tế, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau phụ thuộc vào điều kiện mua bán.
- D/A (Documents Against Acceptance): Nhờ thu chấp nhận chứng từ
- Là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng và nhờ NH thu tiền người nhập khẩu. Phương thức này cho phép nhà nhập khẩu sẽ được nhận bộ chứng từ ngay khi ký giấy nợ (hối phiếu- thanh toán tiền hàng sau) thông qua ngân hàng nhập khẩu. Thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày.
- CAD (Cash Against Documents): Trả tiền lấy chứng từ.
- Là phương thức thanh toán, trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
- D/P (Documents against payment): Nhờ thu kèm chứng từ
- Là phương thức thanh toán tương tự như D/A. Tuy nhiên, ở phương thức này, nhà nhập khẩu chỉ nhận được bộ chứng từ khi đã hoàn tất thanh toán cho các hóa đơn hoặc hối phiếu kèm theo.
- O/A (Open Account): Mở sổ nợ
- Người bán mở một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Đến định kỳ phải trả được thể hiện trên sổ (có thể là tháng, quý hoặc năm) người mua thanh toán tiền cho người bán.
- Phương thức này áp dụng cho các giao dịch diễn ra thường xuyên và trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, phương thức thanh toán này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu, nhưng chưa được phổ biến tại Việt Nam.
- L/C (Letter of Credit):
- Là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Thư tín dụng (L/C) được phát hành từ ngân hàng được người mua lựa chọn. Ngân hàng đó đảm bảo thanh toán, bảo lãnh những khoản mua bán có giá trị nhằm tạo ra sự an tâm cho người mua và người bán.
- TT (Telegraphic transfer): Chuyển tiền bằng điện
- Thanh toán bằng điện chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người mua sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền cho người bán qua ngân hàng. Số tiền sẽ được chuyển từ ngân hàng bên mua qua ngân hàng bên bán thông qua hình thức điện chuyển tiền (điện Swift/telex).
- Các hình thức thanh toán bằng điện chuyển tiền:
- TT in advance: thanh toán bằng điện chuyển tiền trả trước. Bên nhập khẩu thanh toán toàn bộ hoặc một phần cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng
- TT at sign: thanh toán bằng điện chuyển tiền trả ngay. Bên nhập khẩu chuyển tiền ngay khi nhà xuất khẩu giao hàng, nhận bộ chứng từ và nhận hàng.
- TT after shipment: thanh toán bằng điện chuyển tiền trả sau. Sau khi nhận được hàng, bên nhập khẩu mới thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu
- TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement): Sử dụng trong phương thức thanh toán L/C.
- Nếu L/C chấp nhận TTR: Người xuất khẩu chỉ cần cung cấp bộ chứng từ phù hợp quy định pháp luật cho ngân hàng thông báo, sẽ được quyết toán ngay lập tức. Ngân hàng sẽ có công văn hay gọi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Số tiền sẽ được hoàn trả trong 36 giờ làm việc (3 ngày) kể từ lúc ngân hàng phát hành L/C nhận được điện báo. Bộ chứng từ sẽ gửi sau.
- Nếu L/C không cho phép TTR: Phía nhà xuất khẩu cần đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành L/C. Ngoài ra cần phải đợi thêm tầm 7 ngày làm việc để biết chính xác có được thanh toán hay không.
- Shipment period: thời hạn giao hàng
- Thời hạn giao hàng là thời gian mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện vận chuyển. Trên Hợp Đồng, nếu thời gian giao hàng là một ngày cụ thể thì sẽ thể hiện Latest Date of Shipment (Ngày giao hàng cuối cùng). Nếu giao hàng nhiều lần hoặc không xác định rõ ngày cụ thể thì chỉ thể hiện Shipment Period (Thời gian giao hàng)
- Bank slip = Bank receipt: biên nhận chuyển tiền
- Là biên nhận chuyển tiền của ngân hàng, được dùng để xác nhận sự thanh toán đã được thực hiện.
- Interest rate: lãi suất
- Lãi suất là phí phải trả thêm cho việc vay tiền hoặc phần được hưởng thêm cho việc tiết kiệm tiền. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền đã vay hoặc tiết kiệm.
- Trong xuất nhập khẩu thì “Interrest Rate” vẫn thường dùng để thể hiện trong điều khoản chậm thanh toán giữa người mua & người bán.
- Telex Release: điện giao hàng
- Telex release là một hình hình thức giao hàng cho người nhận hàng (consignee) mà người gửi hàng (shiper) không cần gởi bill gốc cho consignee. Nó giúp cho việc nhận hàng được nhanh hơn thuận tiện hơn trong trường hợp người nhận hàng không yêu cầu lấy bill gốc.
- Abandonment: sự từ bỏ hàng
- Thuật ngữ dùng trong trường hợp chủ hàng (Shipper hoặc Cnee) từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa.
- Trong thực tế, phần lớn việc từ bỏ hàng đều đến từ người Nhận hàng hay còn gọi là Từ chối nhận hàng. Khi phát sinh việc bỏ hàng, thông thường người Gửi hàng sẽ chịu trách nhiệm cho việc nhận lại hàng và thanh toán chi phí phát sinh liên quan.
- Trong dịch vụ logistics, rủi ro cho công ty dịch vụ là nếu phát sinh sự việc mà không tìm được Shipper để chịu trách nhiệm, thì toàn bộ phí phát sinh hãng tàu sẽ quy hết cho công ty dịch vụ đã book cước cho lô hàng.
- Particular average: Tổn thất riêng
- Là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên.
- Ví dụ: trên hành trình hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác.
- General average: Tổn thất chung
Là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu nhằm cứu tàu, hàng hóa hoặc cước phí khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển.
Xem thêm các thuật ngữ chuyên ngành Logistic khác TẠI ĐÂY!