KHÁI NIỆM VẬN ĐƠN B/L – PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN CHỦ & VẬN ĐƠN THỨ CẤP
Trong bài viết này, Interlink sẽ đem đến cho bạn kiến thức về Khái niệm Vận đơn B/L là gì? Tác dụng, chức năng và những thông tin được thể hiện trên vận đơn. Trong Vận đơn có 2 tập con là Vận đơn chủ vận đơn thứ cấp, mọi người tìm hiểu nhé!
Vận đơn B/L là gì?
Vận đơn (Bill of Lading) là giấy xác nhận tình trạng hàng hóa sau khi đã được nhận và chờ xếp lên tàu hoặc đã được xếp lên tàu. Vận đơn được ký phát bởi người vận chuyển, đại lý của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng (đối với đường biển). Vận đơn (Bill of Lading) thể hiện sự thừa nhận chính thức của đơn vị vận chuyển về việc tiếp nhận hàng hóa liên quan lên phương tiện vận chuyển do mình quản lí và điều khiển để chuyển đến nơi người nhận được chỉ định.
Vận đơn là giấy tờ rất quan trọng trong vận chuyển đường biển nói chung và vận chuyển container nói riêng được sử dụng vào thế kỉ 13 ở các nước châu Âu và phát triển mạnh từ đầu thế kỉ 20.
Thông tin trong Vận đơn
Trong 1 tờ Vận đơn sẽ thể hiện các thông tin:
- Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu
- Cảng xếp hàng
- Cảng dỡ hàng
- Tên và địa chỉ người gửi hàng
- Tên và địa chỉ người nhận hàng (rất quan trọng)
- Đại lý, bên thông báo chỉ định
- Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích
- Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,
- Số bản gốc vận đơn
- Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý
Tác dụng của vận đơn
– Là chứng từ để cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán
– Căn cứ thông quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa
– Xác định số lượng hàng hóa được vận chuyển, dựa vào số liệu này để thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng
– Làm tài liệu đính kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán trao đổi với người mua hoặc ngân hàng để làm thanh toán tiền hàng
Chức năng của vận đơn
– Là biên lai của người vận chuyển xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho đơn vị, người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng trước đó.
– Là chứng từ chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa được liệt kê trên vận đơn. Vì vậy, vận đơn là giấy tờ có giá trị, có thể dùng để mua bán, chuyển nhượng hay cầm cố.
– Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được hai bên ký kết và nêu rõ nội dung trong hợp đồng. Do đó, vận đơn có thể xác nhận quan hệ pháp lý giữa chủ hàng và người vận tải, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
Phân loại vận đơn: Vận đơn chủ và vận đơn thứ cấp
Vận đơn chủ (Master B/L – Master Bill of Lading)
Là vận đơn được phát hành bởi chủ sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cho người đứng tên trên bill với tư cách là những chủ hàng (shipper). Cách nhận biết Vận đơn chủ là trên vận đơn có thông tin hãng tàu: tên công ty, logo, địa chỉ văn phòng, số điện thoại,…
Trên vận đơn chủ, người gửi là những Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu hàng, còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập hàng hòa hóa đó. Hai công ty giao nhận ở hai nước thường sẽ có mối quan hệ với nhau là đại lý hoặc công ty mẹ con.
Nguyên tắc của ngành Logistics là các hãng tàu vận chuyển sẽ không nhận những lô hàng lẻ (LCL) mà chỉ nhận những lô hàng đóng đầy 1 container (FCL). Sau khi hãng tiếp nhận hàng hóa, họ sẽ phát cho bên người gửi hàng 1 vận đơn/ 1 container. Với những lô hàng lẻ (LCL), bên đại lý giao nhận (freight forwarder) sẽ đứng ra gom hàng từ các chủ hàng nhỏ lẻ để lưu cước với hãng tàu.
Trong hợp đồng với hãng tàu, bên đại lý sẽ đứng tên là người gửi hàng (Shipper) và được hãng tàu cấp vận đơn, được gọi là Vận đơn chủ (Master B/L)
Vận đơn thứ cấp (House B/L – House bill of lading)
Là vận đơn do công ty giao nhận vận tải đường biển (freight forwarder).
Ở nước ngoài, vận đơn thứ cấp có thể do 1 loại công ty vận chuyển là chủ tàu không tàu ( NVOCC – Non Vessel Ocea Common Carrier) ký phát. Ở Việt Nam chưa có loại hình này, nên mặc định Vận đơn thứ cấp là được Forwarder phát hành.
Vận đơn thứ cấp do Forwarder cấp cho Shipper là người xuất hàng thực tế và người nhận hàng thực tế. Như vậy ngoài những vận đơn do hãng tàu như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này, tuy nhiên về mặt pháp luật thì mỗi loại sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.
Vận đơn thứ cấp được sử dụng trong những lô hàng nhỏ lẻ. Sau khi hãng tàu phát hành Vận đơn chủ cho Forwarder, thì Forwarder sẽ cấp lại vận đơn thứ cấp cho các chủ hàng nhỏ lẻ.
XEM THÊM