MỘT SỐ LƯU Ý DÀNH CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỨC ĂN GIA SÚC
Tình hình kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc trong 8 tháng đầu năm 2023
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 139,6 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 7/2023 và tăng 38,4% so với tháng 8/2022.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt hơn 792 triệu USD, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý Trung Quốc đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong 2 tháng liên tiếp. Cụ thể trong tháng 8/2023, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường tỷ dân đạt 139,6 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 7/2023 và tăng 38% so với tháng 8/2022.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đạt 389,4 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc đồng thời cũng là thị trường lớn nhất của Việt Nam khi chiếm 49,2% tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm và là 1 trong 3 thị trường hiếm hoi ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng.
Trong cả năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc thu về hơn 443 triệu USD, tăng 16,93% so với năm 2021, chiếm tỷ trọng 39,29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong cả năm 2022. Như vậy với gần 400 triệu USD xuất khẩu trong 8T, kim ngạch xuất khẩu đạt 87% so với cả năm 2022.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất thịt heo số 1 thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới. Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc, năm 2022, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đạt 55,41 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2021, đây là mức cao nhất kể từ năm 2014.
Vận chuyển đường biển và thủ tục hải quan xuất khẩu thức ăn gia súc
Quy định về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Đối với thức ăn chăn nuôi vừa nhằm mục đích xuất khẩu và sử dụng trong nước: Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng như các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của nhà nhập khẩu.
Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất chỉ nhằm mục đích xuất khẩu: Đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, trừ các hành vi bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam.
Mã HS thức ăn chăn nuôi
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế xuất khẩu tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa xuất khẩu.
Biết được mã HS doanh nghiệp sẽ biết được những quy định liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của mặt hàng, các loại thuế, các loại giấy tờ, thủ tục,… tương ứng.
Tự tìm hiểu mã HS online tại trang web chính thức của Tổng cục Hải quan
Để tìm hiểu thủ tục xuất khẩu và cước tàu biển vui lòng liên hệ ngay với Interlink
Quy trình xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần chú ý những công đoạn chính sau đây:
- Xác định mặt hàng có nằm trong danh sách được phép nhập khẩu từ các nước xuất khẩu hay không. Tìm hiểu kỹ điều kiện cần và đủ để kinh doanh nhập khẩu thức ăn ngành chăn nuôi là gì.
- Xin giấy phép nhập khẩu nếu loại hàng hoá đó được phép nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng, tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch động vật thức ăn chăn nuôi.
- Làm công bố tiêu chuẩn áp dụng.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
CÔNG TY CỔ PHẦN INTERLINK
Hotline: 0937 48 18 98
Địa chỉ: 47 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.
Website: www.interlink.com.vn
Email: info@interlink.com.vn
ĐỌC THÊM