G

0937 48 18 98

 

Trong thời gian gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến khá nhiều và nó đang tác động đến nhiều lĩnh vực từ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị doanh nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia, thị trường lao động,… Nó như một làn gió mang lại nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho mọi quốc gia trên thế giới trong tương lai. Trong khuôn khổ bài viết, bên cạnh những đặc điểm ngành logistics bị tác động bởi cách mạng CN 4.0, chúng tôi sẽ đề xuất một vài biện pháp để ngành logistics thích nghi với cách mạng CN 4.0.
 Công nghệ 4.0 là gì?Industry-4.0

Khái niệm công nghiệp 4.0 (industry 4.0) hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được đề cập trong bản kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo.

Khái niệm công nghệ 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương  trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” ( Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm này nhằm nói đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành  sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.

Tại diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos – Klosters của Thụy Sỹ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta đang sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này không giống bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật( IoT) và Internet của các dịch vụ ( IoS)

Nói tóm lại: Công nghiệp 4.0 về cơ bản là một kế hoạch chi tiết cho việc số hóa chuỗi giá trị từ nhà máy đến khách hàng. Nó kết hợp các hoạt động logistics, sản xuất, công nghệ thông tin, kỹ thuật… để từ đó số hóa các hoạt động kinh doanh. 

Cơ hội nào cho ngành logistics Việt Nam với nền cách mạng công nghiệp 4.0?

Đây được xem là làn sóng mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp. Giống như các cuộc cách mạng trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn đem lại các lợi ích hết sức to lớn.

Công nghệ hiện đại giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí hợp lý hơn. Trong tương lai, lĩnh vực cung ứng cũng sẽ có nhiều đổi thay với những lợi ích lâu dài về tính hiệu quả và năng suất dưới tác động của cuộc cách mạng này.

Chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc giảm, hệ thống logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó làm cho chi phí kinh doanh được giảm thiểu. Tất cả những yếu tố đó sẽ mở ra những thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

công nghệ 4.0

Quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển theo xu hướng 4.0

Thách thức nào cho ngành logistics với nền cách mạng công nghiệp 4.0?

Trong lĩnh vực quản lý kho, các DN khách hàng thật ra không quá quan tâm DN dịch vụ logistics sử dụng giải pháp công nghệ nào, họ chỉ yêu cầu: “khi tôi yêu cầu, các ông cần cung cấp thông tin hàng của tôi đang ở đâu, tình trạng thế nào, một cách đầy đủ, chính xác và… ngay lập tức”. Chỉ gọn lỏn vậy thôi nhưng đằng sau nó là cả một hệ thống thông tin phức tạp được cập nhật đến từng phút.

Công nghiệp 4.0 đòi hỏi các DN phải thực hiện nhiều thay đổi lớn đối với chức năng kinh doanh của mình, bao gồm cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng, mặc dù những tác động này có thể không ngay lập tức như với các lĩnh vực khác.
Đề xuất một vài biện pháp để ngành logistics thích nghi với cách mạng CN 4.0.

Simon Jacobson, thuộc hãng phân tích Gartner, đã chỉ ra bốn tác động của Công nghiệp 4.0 đến chuỗi cung ứng:

(1) Nhà máy thông minh – Quy trình sản xuất tự động và linh hoạt được tích hợp với khách hàng và các đối tác (xây dựng dựa trên cơ sở tiếp cận mạng lưới và dữ liệu di động) làm thay đổi vòng đời sản phẩm – sẽ tác động đến việc bố trí nhà máy hiện tại, thay đổi phương thức thiết kế sản phẩm, chiến lược marketing và cả hệ thống phân phối của DN.

(2) Internet of Services – Việc quản lý dịch vụ thông qua công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ thông qua mạng Internet sẽ tạo ra các mô hình kinh doanh mới, các kênh phân phối mới và phá vỡ thiết kế chuỗi cung ứng hiện tại.

(3) Dữ liệu lớn (Big data) – Không chỉ là dây chuyền sản xuất hoặc các nhà máy, hệ thống dữ liệu lớn và các phân tích dự báo được sử dụng linh hoạt trong cả quá trình sản xuất kinh doanh – điều này sẽ gây thêm nhiều áp lực lên các tổ chức để có thể sử dụng các dữ liệu này một cách tối đa và hiệu quả.

(4) Nguồn nhân lực chất lượng cao –. Sự gia tăng của các nhà máy thông minh trong tương lai khiến năng lực (chứ không phải nguồn vốn), sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều này khiến nhu cầu sử dụng lao động có chất lượng tăng cao, đòi hỏi các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải cải thiện kỹ năng và năng lực.

Key-Visual_Logistics40-1024x727

Tham khảo thêm:Xu Hướng Logistics Thời Đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

Và để đối phó với những thay đổi này, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải tập trung:

Quản lý nhà cung cấp: Sự biến động liên tục của thị trường và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi sự liên kết và quản lý chặt chẽ hơn nữa các nhà cung cấp trong quá trình phân phối sản phẩm.

Thực hiện chuỗi cung ứng minh bạch: Để phản ứng nhanh chóng với các thay đổi trên thị trường, chuỗi cung ứng cần phải được thực hiện một cách minh bạch. Điều này sẽ làm tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro.

Hoạch định nhu cầu: Nhu cầu của người tiêu dùng đang dần thay đổi khi tính minh bạch của chuỗi cung ứng ngày càng cao, điều này đòi hỏi DN phải hoạch định nhu cầu để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh và phân phối đạt hiệu quả.

Thiết kế mạng lưới cung ứng: Để đối phó với các mô hình kinh doanh và kênh phân phối mới một cách nhanh chóng, mạng lưới cung ứng sẽ cần phải tổ chức lại.

Theo Interlink tổng hợp từ Internet.