G

0937 48 18 98

Tài liệu cần thiết dành cho Doanh nghiệp LOGISTICS & XNK Việt Nam.

 

Phần 1: Xuất nhập khẩu & Vận chuyển

Thuật ngữ thông dụng về Xuất nhập khẩu & vận chuyển
Thuật ngữ thông dụng về Xuất nhập khẩu & vận chuyển
  1. Sole Agent = Exclusive Agent: đại lý độc quyền
  • Là hình thức đại lí mà tại một khu vực địa lí nhất định
  • bên giao đại lí chỉ giao cho một đại lí mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định

 

  1. Exclusive distributor: nhà phân phối độc quyền
  • Là loại phân phối mà nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp chỉ ủy quyền cho một nhà phân phối duy nhất trong một khu vực cụ thể

 

  1. Entrusted export/import: xuất nhập khẩu ủy thác
  • Là hoạt động thương mại theo đó bên nhận ủy thác sẽ tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa với danh nghĩa của mình nhưng với chi phí do bên ủy thác chịu.
  • Bên ủy thác phải thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác

 

  1. Customs: hải quan
  • General Department of Vietnam Customs: Tổng cục Hải quan
  • Customs Department: cục Hải quan
  • Customs Sub-department: chi cục Hải quan

 

  1. Customs broker: đại lý hải quan
  • Là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo qui định theo Luật
  • Thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo qui định
  • Thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng kí với chủ hàng

 

  1. Export-import process: quy trình xuất nhập khẩu
  • Các bước để thực hiện trong hoạt động xuất nhập hàng

 

  1. Export-import procedures: thủ tục xuất nhập khẩu
  • Các giấy tờ, thủ tục cần thiết để thực hiện trong hoạt động xuất nhập hàng

 

  1. Processing: hoạt động gia công
  • Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

 

  1. Processing zone: khu chế xuất
  • Là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó
  • Trong khu vực này có các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính

 

  1. Temporary import/re-export: tạm nhập-tái xuất.
  • Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam
  • Có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam

 

 

  1. Temporary export/re-import: tạm xuất-tái nhập
  • Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
  • có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam

 

  1. On-spot export/import: xuất nhập khẩu tại chỗ

*Xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:

  • Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
  • Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
  • Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp

*Nhập khẩu tại chỗ có 3 yếu tố:

  • Người nhập khẩu mua hàng của doanh nghiệp nước ngoài
  • Được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ
  • Hàng từ người xuất khẩu tại chỗ sẽ được chuyển vào khu chế xuất

 

 

  1. Non-tariff zones: khu phi thuế quan
  • Là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo qui định của pháp luật, có ranh giới địa lí xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

*Khu phi thuế quan bao gồm:

  • Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp.
  • Các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

*Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:

  • Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do.
  • Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan

 

  1. Bonded warehouse: Kho ngoại quan
  • Là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa vừa mới làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; món hàng từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể:
  • Hàng nhập kho chờ hoàn tất thủ tục Nhập để đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
  • Hàng quá cảnh lưu tại kho ngoại quan của Việt Nam để sẵn sàng xuất khẩu sang các nước khác
  • Hàng đã hoàn tất thủ tục hải quan, chuẩn bị xuất khẩu ra nước ngoài
  • Hàng vừa mới hết thời gian tạm nhập, buộc phải tái xuất
  • Hàng hóa có quyết định buộc tái xuất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Thời gian lưu trữ hàng trong kho ngoại quan: không quá 12 tháng từ thời điểm hàng gửi vào kho

 

 

  1. GST: Goods and Service Tax (ở các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam) = VAT: value added tax (tại Việt Nam): thuế giá trị gia tăng

Có đặc điểm sau:

  • Là thuế giá trị gia tăng đánh vào hầu hết các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho hoạt động tiêu dùng trong nước
  • Thuế hàng hóa và dịch vụ là một loại thuế gián thu. Nói cách khác, thuế hàng hóa và dịch vụ là một bộ phận cấu thành vào giá của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
  • Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đối tượng chịu thuế lại là những người tiêu dùng cuối cùng.

                                

  1. Special consumption tax: thuế tiêu thụ đặc biệt

Có đặc điểm sau đây:

  • Tên gọi ở các quốc gia trên thế giới có thể khác nhau nhưng những loại dịch vụ, mặt hàng phải chịu thuế thì hầu như đều giống nhau,thường là: các loại đồ uống có cồn; xăng; các loại xe; các hình thức kinh doanh liên quan đến sòng bạc, cá cược…
  • Các mặt hàng trên đều phải chịu mức thuế suất rất cao bởi chúng đều là mặt hàng xa xỉ, không thực sự cần thiết cho đời sống hằng ngày hoặc có tính chất gây nghiện, không tốt cho sức khỏe con người
  • Phương thức thu thuế ở các quốc gia cũng đa phần là giống nhau: nhà nước thường chỉ thu thuế các loại dịch vụ, hàng hóa này một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh
  • Là 1 loại thuế gián thu và được cấu thành trong giá cả hàng hóa và người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thuế khi họ mua và sử dụng các loại dịch vụ, hàng hóa ấy.

 

  1. Harmonized Commodity Descriptions and Coding Systerm: hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa – HS code
  • Là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).

 

Ví dụ về HS Code

 

  1. Voyage: tàu chuyến
  • Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa 2 hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một HĐ thuê tàu.
  • Tàu không chạy thường xuyên trên tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.

 

  1. Bulk vessel: tàu chở hàng rời
  • Tàu chở hàng rời là loại tàu có công suất hoạt động rất lớn, dùng để vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô (than đá, lưu huỳnh, quặng sắt, nông sản…) không đóng thùng hoặc bao kiện.

 

  1. Bulk Cargo: Hàng rời
  • Là những loại hàng không đóng bao, được chuyên chở dưới dạng rời, còn gọi là chở xá như: than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón, ximăng…

 

 

  1. Open-top container (OT): container mở nóc
  • Là loại container chỉ có 4 vách ngăn 4 phía và không có nóc/trần container.
  • Loại container này dùng để vận chuyển các loại hàng hóa có chiều cao trên quy định và vượt quá chiều cao của container nhưng không quá cao.
  • Khi vận chuyển, hàng hóa sẽ được che đậy bằng tấm bạt phủ kín bên trên.

 

  1. Flat rack (FR) = Platform container: cont mặt bằng
  • Là loại container được thiết kế mở 2 bên thành cont. và phía trên, đặc biệt phần 2 vách 2 đầu có thể tháo ra (Flatform Container) hoặc gập xuống.
  • Với thiết kế như vậy nhữnghàng quá khổ hay hàng siêu trường siêu trọng vừa vượt khổ chiều rộng hoặc vừa quá khổ rộng và cao đều sẽ sử dụng loại container này.

 

 

  1. Reefer container (RF) – thermal container: container đóng hàng lạnh
  • Container lạnh là một dạng phổ biến của container nhiệt (Thermal container) được sử dụng trong trường hợp vận chuyển hàng đông lạnh, hàng tươi sống, chẳng hạn như: trái cây, hoa, rau, thịt và các sản phẩm từ sữa cần được vận chuyển ở nhiệt độ thấp không đổi hoặc thuốc y tế.
  • Container lạnh có một máy làm lạnh tích hợp hoàn toàn, có khả năng giữ nhiệt độ bên trong từ -25 đến +25 độ C.
  • Container lạnh có rất nhiều kích thước khác nhau như Container lạnh 20 feet, Container 40 feet, Container lạnh 45 feet và Container lạnh 10 feet.

 

 

 

  1. General purpose container (GP): cont bách hóa (thường)
  • Container được thiết kế theo tiêu chuẩn và dùng để vận chuyển các loại hàng hóa thông thường, không có các yêu cầu đặc biệt cho việc bảo quản trong quá trình vận chuyển.

 

 

  1. High cube (HC = HQ):
  • High cube (HC) tức là cont cao.  Container 40’HC có kích thước giống container 40’ DC nhưng cao hơn khoảng 30 mm. Loại này được thiết kế nhằm tối ưu đóng hàng cho container 40feet.

è Cont 40’HC tiết kiệm chi phí hơn do chứa được nhiều hàng hóa hơn cont 40’DC trong khi giá thuê lại bằng nhau.

 

 

Container thường (trái) vs. High cube (phải)

 

  1. Tare: trọng lượng vỏ cont
  • Trọng lượng thuần của vỏ container khi chưa đóng hàng vào container.
  • Trọng lượng này được thể hiện rõ trên vỏ cont.

 

 

 

  1. Container Ship: Tàu container
  • Là loại tàu chuyên dùng cho việc vận chuyển hàng hóa được đóng trong các container.

 

 

  1. Twenty feet equivalent unit (TEU):
  • Đơn vị đo sức chứa hàng hóa, thường được sử dụng để mô tả khả năng chứa của một tàu container.
  • Đơn vị này được dựa trên thể tích của một container tiêu chuẩn dài 20 feet.
1×20’ = 1 TEU
1×40’ = 2 TEUs

 

 

Container 20 feet                                                                                     Container 40 feet

  1. Tank container (công-te-nơ bồn):
  • Là loại container được thiết kế chuyên dùng để chở hàng hóa dạng chất lỏng (xăng, dầu, dầu ăn, hóa chất dạng lỏng…..)

 

 

  1. In transit:

Thuật ngữ cho biết hàng hóa đang còn trên đường vận chuyển, chưa đến được cảng đích.

 

  1. Transit time: Thời gian vận chuyển
  • Thời gian tàu vận chuyển tính từ thời điểm tàu rời bến ở cảng xuất hàng đến thời điểm tàu cập bến tại cảng nhập hàng.
  • Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc và tuyến đường vận chuyển và lộ trình của con tàu..
  1. Hub: nơi trung chuyển
  • Hub Port: là cảng trung chuyển tập trung, nhận được lượng hàng lớn từ hàng trăm cảng feeder nhỏ trong khu vực lân cận, do đó tuyến vận tải hàng sẽ nhanh chóng được lấp đầy, tiết kiệm thời gian và chi phí hàng hóa lưu bãi.
  • Logistics Hub: là một trung tâm hoặc khu vực cụ thể có vai trò kết nối các hoạt động liên quan đến vận chuyển, tổ chức, điều phối và phân phối hàng hóa cho vận chuyển quốc gia và quốc tế.
  1. Oversize (quá khổ):
  • Thuật ngữ chỉ những loại hàng hóa có một hoặc toàn bộ các kích cỡ vượt quá tiêu chuẩn để đóng vào kiện hoặc container.

 

Công ty Interlink vận chuyển lô hàng có trọng lượng 300 tấn từ TP.HCM đi Đồng Nai

 

 

  1. Overweight (quá tải):
  • Thuật ngữ chỉ những loại hàng hóa có trọng lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép để xếp hàng lên phương tiện vận chuyển thông thường

 

  1. Pre-carriage:
  • Hoạt động vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, đường thủy) trước khi Container hàng được đưa tới cảng xuất hàng.
  • Hoạt động này nếu là do hãng tàu cung cấp thì sẽ được thể hiện thêm Place of Receipt trên B/L.
  1. Carriage:
  • Hoạt động vận chuyển đường biển từ khi Container hàng được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng
  1. On-carriage:
  • Hoạt động vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, đường thủy) sau khi Container hàng được lấy ra khỏi cảng dỡ hàng.
  • Hoạt động này nếu là do hãng tàu cung cấp thì sẽ được thể hiện thêm Place of Delivery trên B/L

 

  1. Intermodal:
  • Hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm lấy hàng đến điểm trả hàng bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau (đường bộ, đường biển, đường không…) và có nhiều bên cung cấp dịch vụ tham gia vào quá trình giao nhận lô hàng.
  • Mỗi phương thức có một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác nhau, với các hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển riêng lẻ.

 

  1. Multimodal:
  • Hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm lấy hàng đến điểm trả hàng bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau (đường bộ, đường biển, đường không…).
  • Mỗi phương thức có một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác nhau nhưng chỉ có duy nhất một (01) hợp đồng dịch vụ vận chuyển đứng tên duy nhất một đơn vị vận tải trong suốt quá trình giao nhận lô hàng

 

 

 

  1. Lượng dãn nước (Displacement – D):
  • Là trọng lượng của phần thể tích nước mà tàu chiếm chỗ tính bằng tấn dài

(Long ton = 2,240 Lbs. = 1,016 kg)

  • Công thức tính D: D = M / 35

D: trọng lượng của tàu

M: thể tích khối nước tàu chiếm chỗ

 

 

  1. GT = Gross Tonnage: Tổng dung tích
  • Tổng dung tích GT (Gross Tonnage) của tàu là dung tích tính dựa trên tòan bộ thể tích bên trong con tàu bao gồm cả phòng sinh hoạt cho thuyền viên, không gian cho buồng máy, trang thiết bị hàng hải … (Còn NT là dung tích các không gian kín để chứa hàng hóa).
  • Cách tính GT: GT = K1 x V

Trong đó:

+ K1 là hệ số được tra trong bảng của Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển Tonnage-69 với đối số là V.  K1 = 0,2 + 0,02.Log10 .V

+ V là tổng thể tích của các không gian kín của tàu (m3), tất cả các không gian được bao bọc bởi thân tàu, các kết cấu ngăn dọc, các vách cố định hay di động, các boong hoặc các nắp đậy, trừ các mái che cố định hay di động.

 

 

  1. NT = Net Tonnage: Trọng tải tịnh
  • Trọng tải tịnh (hay còn gọi là trọng tải ròng, dung tích tịnh và dung tích ròng) được tính bằng cách đo thể tích bên trong của tàu và áp dụng các công thức toán học.
  • Trọng tải tịnh là số đo trọng tải (dung tích) có ích, có thể chứa hàng và hành khách. Nói cách khác NT của tàu bằng GT trừ đi không gian dùng cho thuyền viên, không gian buồng máy, trang thiết bị hàng hải.
  • Trọng tải tịnh NT dùng để tính toán chi phí và tính thuế cảng (chi phí cảng vụ, hoa tiêu, cầu bến, thuế dung tích…).

 

 

  1. Light Ship or Light Weight: Trọng lượng tàu không
  • Là toàn bộ trọng lượng tàu không, bao gồm vỏ, máy, các trang thiết bị, phụ tùng…. nhưng không bao gồm nhiên liệu, nước ngọt (trừ nước trong nồi hơi).

 

 

 

  1. DWT = Deadweight Tonnage: Trọng tải của tàu
  • Đây là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn dài.
  • Được tính trên tổng trọng lượng của hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, thuyền viên, hành khách, lương thực, thực phẩm, hằng số tàu…được chở trên tàu (thường được tính đến đường mớn nước mùa hè).

Ví dụ: nói con tàu có trọng tải 131.000 DWT nghĩa là tàu này có khả năng an toàn khi chuyên chở 131.000 tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt… trên tàu.

 

 

  1. Net weight:
  • Khối lượng tịnh hay có thể hiểu là khối lượng của hàng hóa chưa tính bao bì
  1. Laycan: Viết tắt của Laydays & Cancelling Date
  • Laydays: ngày tàu đến cảng để nhận hàng hay cũng được hiểu là số ngày dành cho việc bốc/dỡ hàng theo thỏa thuận trên hợp đồng (laytime)

47. Cancelling Date: ngày hủy hợp đồng. Thời hạn cuối cùng để tàu có mặt tại cảng bốc/dỡ hàng.

Tham khảo thêm các thuật ngữ logistics thông dụng khác TẠI ĐÂY!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *