TỔNG QUAN XUẤT KHẨU GỖ TẠI VIỆT NAM
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 13,5 tỷ USD, giảm 15,9% so với năm 2022. Bước sang năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 17,5 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2023. Giải pháp trọng tâm trong năm 2024 là xây dựng thương hiệu ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, sử dụng nguyên liệu hợp pháp và chuyển đổi xanh để đáp ứng được các tiêu chuẩn mới từ phía thị trường quốc tế.
Năng lực xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam tăng trưởng đều theo năm giai đoạn 2017-2023. Mọi thông tin dưới biểu đồ:
Mục tiêu ngày gỗ 2025 – 2030
Tăng 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ và sản xuất tiên tiến
Kỳ vọng tăng 100% Gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Các mặt hàng xuất khẩu chính
Trong năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu đều có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm được thu hẹp nhờ nhu cầu tăng vào những tháng cuối năm 2023. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng ghế khung gỗ tiếp theo là mặt hàng nội thất phòng khách và phòng ăn; dăm gỗ; gỗ, ván và ván sàn; đồ nội thất phòng ngủ…
Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam
Với tổng kim ngạch xuất khẩu là 54%, Mỹ đứng đầu các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Theo sau lần lượt là Trung Quốc 12,7%; Nhật Bản 12,4%; Hàn Quốc 5,8%; EU 3,4%,…
Nhập khẩu nguyên liệu
Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 4,440 triệu m³, trị giá 1,506 tỷ USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 33,7% về trị giá so với năm 2022.
Thủ công mỹ nghệ
Năm 2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam đạt 154,60 triệu USD, giảm 33,5% so với năm 2022. Hiện, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam đang chịu sức ép mạnh mẽ từ các thị trường cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan… Để gia tăng tính cạnh tranh, DN không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thiết kế, xúc tiến thươngmại, tham gia hội chợ, triển lãm kết nối với khách hàng.
Cơ cấu doanh nghiệp và lao động
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.600 DN sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản. Trong đó có khoảng 300 làng nghề, 2.600 DN xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, chỉ có 2,2% DN quy mô lớn (trên 100 tỷ đồng). Ngành có gần 799 DN FDI, chiếm 18% trong tổng số DN nhưng kim ngạch xuất khẩu của khối DN FDI chiếm từ 48% đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ
Hiện tại nhân lực ngành gỗ có số lượng trên 500.000 lao động trong ngành và hơn 1 triệu người phụ thuộc. Trong đó, lao động phổ thông chiếm phần lớn. Năng suất lao động bình quân tăng từ 17.000 USD/người/năm vào năm 2010 lên 25.000 USD/người/năm vào năm 2022. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, để có thể chinh phục mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025, dự kiến ngành sẽ cần khoảng 106.800 lao động có trình độ đại học trở lên và có trên 445.200 công nhân kỹ thuật cao.
Nguồn: Tạp chí Hawa
ĐỌC THÊM
- Top 5 thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất Thế giới
- Top 10 nhóm hàng ưu thế xuất khẩu sang Canada – thị trường xuất khẩu
- Phân biệt DDU, DDP & DAP trong mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa