G

0937 48 18 98

LƯU Ý VẬN KHI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA DỄ HƯ HỎNG (PERISHABLE GOODS)

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

Hàng hóa dễ hư hỏng Perishable Goods là gì

Hàng hóa dễ hư hỏng thực chất là những mặt hàng có tính chất, trạng thái dễ bị biến đổi khi chịu tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm hoặc thời gian. Theo đó, với đặc tính riêng và  có hạn sử dụng ngắn, những loại hàng này dễ bị hư hỏng, giảm chất lượng nếu không được bảo quản đúng cách sau khi thu hái, đánh bắt, sản xuất,…

Cụ thể, một số loại hàng thuộc nhóm dễ hư hỏng có thể kể đến như:

  • Thực phẩm như rau củ quả, trái cây,…
  • Thủy, hải sản như cá, tôm, mực, ốc, cua,…
  • Các loại thịt gia súc, gia cầm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,…
  • Đồ ăn và nước uống đã chế biến
  • Thực phẩm đã được bảo quản đông lạnh
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Các loại dược phẩm, mỹ phẩm

          >>>>> Liên hệ Interlink để nhận tư vấn vận chuyển các mặt hàng này

van-chuyen-hang-hoa-de-hu-hong-perishable-good

 

Đối với những hàng hóa dễ hư hỏng, để giữ được chất lượng, giá trị dinh dưỡng và độ tươi ngon khi vận chuyển thì đòi hỏi người giao nhận phải có cách đóng gói, bảo quản phù hợp. Tùy thuộc vào loại hàng gửi đi mà chủ hàng nên lựa chọn cách đóng gói cũng như bảo quản sao cho phù hợp nhất. Bởi vì, mỗi loại hàng lại có đặc tính riêng, nhiệt độ bảo quản khác biệt.

Vì vậy, để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải với hàng hóa dễ hư hỏng, bạn nên nắm được cho mình một số cách bảo quản thông dụng khi vận chuyển.

Vận chuyển hàng hoá dễ hư hỏng bằng đường hàng không

Có rất nhiều hình thức vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng. Tuy nhiên, cách thức tốt nhất để vận chuyển các mặt hàng loại này là sử dụng đường hàng không vì đây là hình thức vận tải có thời gian vận chuyển ngắn nhất.

Đối với việc vận chuyển bằng máy bay, các hãng có quy định và tiêu chuẩn riêng dành cho việc chuyên chở hàng hóa mau hỏng. Các sân bay đều được trang bị những kho xử lý đặc biệt để xử lý hàng dễ hư hỏng trong các buồng đông lạnh đảm bảo nhiệt độ. Các khu vực này đều kiểm soát chặt chẽ và có nhân viên túc trực riêng.

Những lưu ý khi vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng đường hàng không

Cách thức bảo quản hàng hóa

Mỗi loại hàng mau hỏng cần có cách thức đóng gói và bảo quản khác nhau. Các mặt hàng vận chuyển cần đảm bảo có “lớp đóng gói” phù hợp để tránh bất kỳ trường hợp rò rỉ, rơi vãi hoặc nhiễm bẩn từ các hàng hóa để chung khác.

Tùy theo đặc thù của hàng hóa chúng ta có thể sử dụng các loại vật liệu như: thùng xốp, túi nilon, hộp carton phủ sáp, thùng gỗ, hộp, sọt, thùng nhựa, tấm trải nilon cùng các vật liệu hút nước và các vật liệu đảm bảo nhiệt độ kèm theo (nếu có) như: đá khô, đá gel, khí hóa lỏng làm lạnh,… trong quá trình vận chuyển. 

Phương tiện vận chuyển hàng hóa cần phải đảm bảo nhiệt độ ổn định

Như đã đề cập ở phần trên, mỗi loại hàng hóa hư hỏng sẽ có nhiệt độ bảo quản riêng. Điều này, đòi hỏi các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa cần được trang bị các thiết bị và vật dụng cần thiết để đảm bảo nhiệt độ ổn định trong suốt chuyến đi.

Khả năng giữ lạnh: có các nguồn làm lạnh không sử dụng cơ học, có thể kiểm soát nhiệt độ bên trong và bên ngoài phù hợp ở mức từ -20 độ đến 30 độ C.

Khả năng cách nhiệt: có các vật liệu cách nhiệt phù hợp để tránh sự thất thoát về nhiệt và sự giao tiếp giữa môi trường bảo quản bên trong và bên ngoài.

Tủ cấp đông: có cơ chế làm lạnh nhanh duy trì nhiệt độ bảo quản hàng hóa ở mức âm hợp lý (-12 đến -20 độ C).

Các phương tiện cần được trang bị các điều kiện tối thiểu nói trên trong việc vận chuyển hàng hóa hư hỏng đi phân phối, tiêu thụ. 

Dán nhãn và Đánh dấu (Label and Marking) khi vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng đường hàng không

Tất cả các lô hàng dễ hư hỏng phải được dán nhãn “Hàng dễ hư hỏng” ở ít nhất một vị trí dễ nhìn thấy trên mỗi kiện hàng.

Kiện hàng mau hỏng phải được dán nhãn chỉ hướng “THIS WAY UP” ở vị trí thích hợp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hàng dễ hư hỏng là “Hàng ướt”. Ngoài ra, các dấu chỉ hướng được in hoặc đóng dấu trên kiện hàng đều được chấp nhận.

Đối với hàng mau hỏng là vắc-xin và vật tư y tế, có thể phải sử dụng thêm các nhãn phục vụ khác như nhãn dễ vỡ, nhãn chỉ hướng…

Khi sử dụng khí hoá lỏng làm lạnh hoặc đá khô cho hàng mau hỏng, lưu ý cần dán nhãn và đánh dấu theo quy định về hàng nguy hiểm của IATA. Trọng lượng tịnh của đá khô cần được ghi ở bên ngoài mỗi kiện hàng.

Người gửi hàng lưu ý viết thêm thông tin cá nhân của người nhận (tên, địa chỉ, số điện thoại) và ghi chú đặc biệt về hàng hoá cùng các yêu cầu phục vụ đối với lô hàng. Việc đánh dấu trên kiện hàng phải dễ đọc, rõ ràng (ví dụ: “Hải sản đông lạnh” hoặc “Hải sản sống”…) vì mỗi loại sẽ được phục vụ theo cách khác nhau

Nguồn: Vilas

ĐỌC THÊM

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *