G

0937 48 18 98

INTERLINK VẬN CHUYỂN

HÀNG NGUY HIỂM / DANGEROUS GOODS ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

Hàng hóa nguy hiểm là gì? 

Hàng hóa nguy hiểm hay còn được gọi là Dangerous Goods, được kí hiệu là DG để chỉ những loại hàng hóa  mà trong quá trình giao nhận, vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, xếp dỡ có khả năng cháy, nổ, gây độc hại gây thương tích cho con người và phá hủy phương tiện vận tải, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Trong vận chuyển đường hàng không, hàng hóa nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ, gây nguy hiểm cho chuyến bay.

Tóm lại, hàng hóa được coi là nguy hiểm khi:

  • Có tác động xấu đến môi trường, mất trật tự an ninh quốc gia.
  • Gây nguy hiểm cho các phương tiện vận chuyển
  • Là chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gây thương tích và thậm chí tính mạng con người 

Những điều cần biết về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng máy bay

Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm (DGR) của IATA là tài liệu tham khảo toàn cầu về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằngđường hàng không và là tiêu chuẩn chung duy nhất được các hãng hàng không công nhận. Nó cung cấp mọi thứ cần thiết để xác định, phân loại, đóng gói, đánh dấu, dán nhãn và phục vụ các lô hàng nguy hiểm tuân thủ các quy định vận tải hàng không quốc tế. IATA DGR được xuất bản hàng năm để đảm bảo luôn cập nhật kịp thời các thay đổi thường xuyên của thị trường vận chuyển hàng nguy hiểm. IATA hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, hiệp hội ngành khác và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) trong quá trình xây dựng các quy định này. 

Bằng cách này, IATA đảm bảo rằng các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không có hiệu lực, hiệu quả và được quốc tế chấp nhận để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong khi vẫn đặt sự an toàn của tất cả những người phục vụ hàng hóa lên hàng đầu.

9 Nhóm hàng nguy hiểm khi vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Nhóm 1: Thuốc nổ (Explosives) với 6 phân nhóm

  • Phân nhóm 1.1: Các vật, các chất có nguy cơ nổ lớn.
  • Phân nhóm 1.2: Các vật, chất có nguy cơ phóng lửa nhưng không có nguy cơ nổ lớn.
  • Phân nhóm 1.3: Các vật, chất có nguy cơ cháy, nổ nhỏ hoặc phóng lửa nhỏ nhưng không có nguy cơ nổ rộng.
  • Phân nhóm 1.4: Các vật, chất có nguy cơ không đáng kể.
  • Phân nhóm 1.5: Các chất rất kém nhạy nhưng lại có nguy cơ nổ lớn.
  • Phân nhóm 1.6: Các vật, chất không nhạy, không có nguy cơ nổ lớn.

 

Nhóm 2: Chất khí (Gases) với 3 phân nhóm

  • Phân nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
  • Phân nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc.
  • Phân nhóm 2.3: Khí độc hại.

 

Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy. Bao gồm sơn, dầu, xăng, cồn, loại rượu có nồng độ cồn cao,…

Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy có khả năng tự cháy, hoặc các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy. Nhóm này được chia thành 3 phân nhóm sau:

  • Phân nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy.
  • Phân nhóm 4.2: Các chất có khả năng tự bùng cháy.
  • Phân nhóm 4.3: Các chất tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.

Nhóm 5: Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ – Loại này sẽ chia thành 2 phân nhóm nhỏ bao gồm:

Phân nhóm 5.1: Chất oxi hóa.

Phân nhóm 5.2: Chất hữu cơ có chứa oxi.
Lưu ý, đối với nhóm này chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.

Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm, với 2 phân nhóm chính:

Phân nhóm 6.1 – Chất độc. Chẳng hạn như xyanua, nicotine.

Phân nhóm 6.2 – Chất lây nhiễm, bao gồm các loại virus gây bệnh cho con người hoặc động vật. Ví dụ như virus H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn hoặc các mẫu bệnh phẩm ở động vật. Ở trên người cần phải xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm.

Nhóm 7: Chất phóng xạ: gồm các nguyên tố phóng xạ, các trang thiết bị y tế như máy chiếu, máy chụp và một số thiết bị của ngành dầu khí…

Nhóm 8: Chất ăn mòn. Nhóm này bao gồm pin, ắc quy, axit…

Nhóm 9: Hàng nguy hiểm khác, bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên như đá khô, oto, xe máy, động cơ…

 

Interlink là thành viên hiệp hội IATA từ năm 2015

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association) thành lập tháng 4 năm 1945 ở La HabanaCuba. Ngày nay, hiệp hội này có 270 thành viên từ 140 quốc gia ở khắp nơi trên thế giới.

Văn phòng chính của IATA đặt tại Montreal (Canada). Cơ quan điều hành đặt tại Geneva (Thụy Sỹ). Ngoài ra, IATA còn có các văn phòng đại diện cho các khu vực trên thế giới.

Các thành viên cũng quy định việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và xuất bản Sổ tay các quy định Hàng hóa Nguy hiểm IATA, một sách tham khảo nguồn được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu cho các hãng hàng không vận chuyển các chất nguy hiểm.

Là thành viên của IATA sẽ đem lại nhiều lợi ích về thương mại với những ưu đãi áp dụng cho các thành viên như: ưu đãi về mức phí đối với các chương trình đào tạo do IATA cung cấp, các giao dịch vận tải sẽ có rất nhiều cơ hội đạt được sự cạnh tranh hợp pháp từ các công ty trong và ngoài khu vực. 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN INTERLINK
☎ 0937 48 18 98
🌐 www.interlink.com.vn
📧 info@interlink.com.vn
🏢 47 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM

 

 

ĐỌC THÊM

 

van-chuyenhang-nguy-hiem-dangerous-goods

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *