G

0937 48 18 98

Lý do CO CQ phải có trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

 

CO CQ  (hay CO/CQ)  là hai thuật ngữ thường được nhắc tới cùng nhau trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa (đặc biệt là hàng hóa, vật liệu liên quan đến lĩnh vực xây dựng hoặc lĩnh vực cơ điện như ống điện, máy móc thiết bị,..) với ý nghĩa biểu thị cho nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và chất lượng sản phẩm.

CO CQ là gì? Nếu Quý Khách đang cần làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, Quý Khách sẽ bắt gặp hai thuật ngữ này được đề cập nhiều hơn trong các bộ hồ sơ thủ tục cũng như các chứng từ cần thiết. Thông qua bài viết dưới đây, Interlink tổng hợp những kiến thức và tầm quan trọng của CO CQ trong hoạt động xuất nhập khẩu

 CO CQ là gì?

Mặc dù luôn được gọi liền với nhau, thế nhưng trên thực tế CO CQ lại là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau và chức năng biểu thị của chúng cũng không hề giống nhau.

CO – Giấy chứng nhận nguồn gốc

CO, C/O  hay CO là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Certificate of origin.

Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại có hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó.

Chứng nhận CO phải tuân thủ các quy định của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu do đó chứng nhận CO cũng có nhiều loại biểu thị các vấn đề như: Miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…

Ví dụ: Hàng hóa ở các nước ASEAN được xuất khẩu sang Việt Nam nếu có CO form D thì có thể được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt, thấp hơn mức không có CO.

Song song với các loại giấy tờ chứng nhận chất lượng, sản phẩm cũng cần dựa sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn như: ISO, IEC…

co-cq

Vai trò của giấy chứng nhận CO

Mục đích chính của chứng nhận CO là để chứng minh hàng hóa đó có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và phù hợp với các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của hai quốc gia xuất và nhập khẩu.

Ngoài ra, chứng nhận CO cũng là căn cứ để xác định một mặt hàng nào đó có đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu vào một quốc gia nào đó hay không.

Ví dụ: Theo công văn số 3016/BKHCN-ĐTG, ngày 24/9/2013 của bộ Khoa học Công nghệ, áp dụng cho thời điểm đầu năm 2014, nếu mặt hàng nhập khẩu là máy móc/thiết bị đã qua sử dụng nếu có nguồn gốc từ Trung Quốc thì không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Giấy chứng nhận xuất xứ CO được coi là một văn bản thương mại quốc tế chứng thực về nguồn gốc của hàng hóa và cơ quan hải quan sẽ yêu cầu nó là một phần của quy trình nhập khẩu hàng hóa.

Văn bản này sẽ được sử dụng trong xuất nhập khẩu và được xác nhận bởi một cơ quan tổ chức trong nước như phòng thương mại, tổ chức thương mại hoặc cơ quan lãnh sự.

Nếu sản phẩm nào đó được sản xuất tại hai hay nhiều nước, xuất xứ của nó sẽ được ghi nhận tại quốc gia thực hiện khâu hoàn thiện quan trọng cuối cùng.

Trên thực tế, nếu chi phí sản xuất hàng hóa tại quốc gia nào lớn hơn 50%, tỷ lệ nội địa hóa cao hơn 50% thì quốc gia đó được chấp nhận là nơi xuất xứ của sản phẩm.

CQ – Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

CQ là viết tắt của từ Certificate of quality – giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Đây là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.

Một trong các tiêu chuẩn quốc tế lâu đời và có giá trị nhất hiện nay là tiêu chuẩn châu Âu CE (hay EN), tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn này 

Ý nghĩa của CQ

CQ có ý nghĩa là một giấy tờ chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hóa và là cam kết của người bán về chất lượng hàng hóa đối với người mua.

CQ là chứng từ không bắt buộc phải có trong hồ sơ hải quan nhưng với một số mặt hàng nhập khẩu thì khi làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước thì phải nộp giấy chứng nhận CQ trong hồ sơ đăng ký.

Tuy nhiên, CQ cũng là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do một cơ quan độc lập có thẩm quyền và chức năng, cấp cho hàng hóa đó chứ đơn vị sản xuất không có thẩm quyền phát hành chứng nhận CQ cho sản phẩm của mình.

Nhà sản xuất chỉ có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc cấp chứng chỉ xuất xưởng, phiếu xuất xưởng, chứng nhận xuất xưởng cho hàng hóa mà mình sản xuất để chứng minh hàng hóa đó được sản xuất theo tiêu chuẩn, vào thời gian cụ thể, không phải là hàng giả và chính đơn vị sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa mà họ sản xuất ra.

Nhà sản xuất/doanh nghiệp muốn được cấp chứng nhận CQ thì sẽ tự xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn thực tế, chỉ số CQ của sản phẩm sau đó sẽ nhờ một tổ chức độc lập có chức năng, năng lực và uy tín cấp giấy chứng nhận CQ.

Điều này tương tự như với tiêu chuẩn ISO hoặc nhiều tiêu chuẩn khác như DIN, BS.., cũng được quyết định dựa trên một tổ chức quốc tế. 

  Các câu hỏi xoay quanh chứng chỉ CO CQ

– Cơ quan có thẩm quyền nào sẽ được yêu cầu doanh nghiệp xuất trình CO?

Cơ quan hải quan của quốc gia nhập khẩu, tổ chức tài chính (ví dụ ngân hàng) sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ CO.

Giấy chứng nhận xuất xứ CO chỉ được phép ký xác nhận bởi nhà xuất khẩu hoặc người được ủy quyền theo pháp luật.

– CO CQ có đủ để chứng minh chất lượng của sản phẩm/vật liệu hay không?

Như đã đề cập ở trên, khi hàng hóa/vật liệu có chứng nhận CO và CQ thì đã chứng minh được chất lượng của sản phẩm đó.

Tuy nhiên trong một số dự án xây dựng, chủ đầu tư vẫn sẽ yêu cầu phải có kết quả thí nghiệm về sản phẩm đó có đạt các tiêu chuẩn TCVN hiện hành hay theo các chỉ tiêu kỹ thuật riêng của dự án.

Trường hợp này, các sản phẩm/ vật liệu dù đã có chứng chỉ CO CQ nhưng vẫn được mang đi thí nghiệm, đo đạc các chỉ tiêu cơ lý, hóa học tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành theo thông tục của dự án hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư/ tư vấn giám sát.

– Việc giám định hàng hóa là gì, giám định chất lượng hàng hóa bởi một đơn vị giám định độc lập có cần thiết hay không?

Tùy thuộc vào đơn vị mua hàng có muốn giám định hàng hóa hay không sẽ quyết định sự cần thiết của một đơn giám định thứ ba tham gia vào quá trình này.

Theo nguyên tắc thì C/O, CQ đã có ý nghĩa đầy đủ về chứng minh chất lượng theo thông lệ quốc tế.

Thế nhưng với một số hàng hóa đặc biệt hoặc bị nghi ngờ là rác thải hay xăng dầu,.. các cơ quan có thẩm quyền như Hải quan, bộ thương mại,.. vẫn sẽ yêu cầu đơn vị mua hàng phải bắt buộc đem giám định độc lập hàng hóa đó.

– Một số thiết bị đặc thù, đặc biệt (Máy bay, thiết bị sản xuất điện hạt nhân,..)  chỉ được sản xuất bởi nhà sản xuất lớn mà không một đơn vị độc lập nào có đủ khả năng để giám định thì việc giám định lại liệu có cần thiết hay không?

Trường hợp này nếu đơn vị trong nước không có đủ khả năng giám định thì có thể thuê tổ chức giám định nước ngoài thực hiện giám định.

Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ để quý vị tham khảo và hiểu rõ thêm về thuật ngữ CO/CQ.

Đại lý Hải Quan, Interlink có thể giúp gì bạn? 

Interlink Đại lý Hải Quan lâu năm, với về bề dày kinh nghiệm 20 năm và cẩn trọng trong nghiệp vụ, chúng tôi nhận được sự tín nhiệm cao và là đơn vị đầu tiên được chọn làm Đối tác Hợp tác Hải Quan với Cục Hải Quan TP.HCM, nhờ đó cho phép chúng tôi giải quyết các vấn đề thông quan một cách nhanh chóng, linh hoạt và tiết kiệm.

Việc thuê đại lý làm thủ tục có một số những ưu điểm như sau:

  •  Khả năng dùng chữ ký số của mình để khai và truyền tờ khai.
  • Trách nhiệm và năng lực của người cung cấp dịch vụ cao hơn so với hình thức khai thuê

Về tính trách nhiệm, Công ty Interlink ở mức độ cao hơn vì chúng tôi có dấu đứng trên tờ khai. Bản thân những doanh nghiệp cũng sẽ được cơ quan hải quan đánh giá năng lực dựa trên những tờ khai mà họ đã hoàn thành.

Theo báo cáo tổng kết năm 2022, Interlink đã làm thủ tục thông quan cho 6960 container xuất và nhập

 INTERLINK – SHIPPING AND LOGISTICS SOLUTION
Website chính: www.interlink.com.vn
Hotline (zalo): 0937 48 18 98
Mail: info@interlink.com.vn

ĐỌC THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *