THỦ TỤC XUẤT KHẨU VÁN ÉP GỖ
Gỗ ván ép là một trong những sản phẩm tiêu biểu của ngành Chế biến và Xuất khẩu gỗ. Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã và đang tác động hết sức tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Mặc dù vậy, trong 5 năm trở lại đây, ngành ván ép gỗ vẫn tăng trưởng tốt và lớn mạnh. Các khó khăn do dịch bệnh mang lại đang mở ra hướng đi mới, tiềm năng phát triển mạng cho ngành chế biến gỗ trong nước, cụ thể là sản phẩm ván ép gỗ Việt Nam xuất khẩu đi các quốc gia trên thế giới.
Trong 5 năm trở lại đây, xuất khẩu ván ép gỗ ở Việt Nam có những bước tăng trưởng thần kỳ từ 1% thị phần thế giới năm 2015 đến 5% tổng thị phần xuất khẩu toàn cầu, đứng vị trí thứ 5 thế giới về xuất khẩu ván ép gỗ – theo thông tin từ Hiệp hội xuất khẩu Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Mã HS của ván ép gỗ
Thuộc nhóm 4412, tùy thuộc vào tính chất từng loại xuất khẩu để áp các mã HS cụ thể sau:
- 4412.3100
- 4412.3300
- 4412.3400
- 4412.3900
Theo biểu thuế xuất khẩu năm 2018 thuế xuất khẩu cho mặt hàng là ván ép gỗ là 0%
Các căn cứ pháp lý xuất khẩu ván ép gỗ
– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản
– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản.
– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản.
– Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã HS đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Interlink đóng cont hàng Gỗ ván ép để gửi đi Đài Loan
Ván ép gỗ plywood có trong danh sách cấm xuất khẩu không?
Theo điều 7 thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định nguồn gốc các sản phẩm được chế biến từ gỗ bị cấm xuất khẩu gồm
– Gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước :
– Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.
Theo điều 8 thông tư này quy định về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ theo điều kiện hoặc giấy phép thì gỗ ván ép plywood được phép xuất khẩu kèm theo giấy phép CITES
Giấy phép xuất khẩu CITES
Đây là chứng chỉ cho phép xuất nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại công ước CITES do cơ quan CITES Việt Nam cấp
Thủ tục, hồ sơ cấp CITES để xuất khẩu ván ép gỗ plywood gồm có:
- Đơn đề nghị cấp CITES (theo mẫu)
- Bản sao hợp đồng thương mại
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp (bản sao kèm theo bản gốc hoặc bản công chứng để đối chiếu)
- Đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/Chứng minh (căn cước) công dân (bản sao kèm với bản gốc để đối chiếu)
- Hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ (bản sao và bản gốc để đối chiếu)
Giấy phép CITES có hiệu lực 6 tháng kể từ ngày được cấp do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp
Sau khi có giấy phép CITES, Doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước sau để xuất khẩu gỗ ván ép gỗ:
Bước 1: Liên hệ Interlink để đóng hàng và xếp hàng vào container
Bước 2: Xin các giấy phép liên quan như: kiểm dịch thực vật, an toàn, xuất xứ, chất lượng.
Bước 3: Hun trùng, khử trùng cho toàn bộ container
Bước 4: Chuẩn bị chứng từ, hồ sơ kê khai hải quan
Bước 5: Thông quan và hoàn thiện chứng từ cho bên nhập khẩu.
Hồ sơ và thủ tục Hải Quan xuất khẩu ván ép gỗ
Thực tế doanh nghiệp sẽ chuẩn bị như sau:
– Giấy phép CITES
– Hợp đồng ngoại (Sales Contract)
– Bảng kê lâm sản có dấu xác nhận của Cơ quan Kiểm Lâm sở tại, cấp Hạt , Chi cục..
– Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing List)
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Bill of Lading
– Xuất xứ, nguồn gốc CO (nếu nhà nhập khẩu yêu cầu)
ĐỌC THÊM
- Tổng hợp 20 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam
- Chứng chỉ FSC cho hàng gỗ Công Nghiệp – Xuất khẩu nội thất gỗ
- Hun trùng hàng hóa – Thủ tục cần thiết khi xuất hàng qua nước ngoài