G

0937 48 18 98

THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CHO HÀNG NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

 

 

Bên cạnh việc là nguồn huy động tài chính cho Nhà Nước, Thuế còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô. Thuế chống bán phá giá là một trong các loại thuế phổ biến tại Việt Nam dành cho những sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. Hãy cùng Interlink tìm hiểu về khái niệm, điều kiện áp dụng và cách xác định hàng hóa bị áp Thuế Chống Bán Phá Giá tại Việt Nam nhé! 

 

thue-chong-ban-pha-gia

Khái niệm thuế chống bán giá 

Ngày 11 tháng 7 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cùng với cam kết về thương mại khác, các quy định chống bán phá giá tại Việt Nam tuân theo quy định của WTO.

Thuế chống bán phá giá (Anti-dumping duties) thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 5, điều 4, Luật thuế xuất nhập khẩu.   

Thuế chống bán phá giá có thời hạn áp dụng là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định. Trong một số trường hợp, quyết định này có thể được gia hạn thêm.

Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá

Tuân theo quy định của WTO, Việt Nam cũng đưa ra quy định những điều kiện để áp thuế chống bán phá giá lên hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể:

  • Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài có giá bán rẻ, bán phá giá tại thị trường Việt Nam. Biên độ phá giá phải được xác định cụ thể.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu bán ra có nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Để ra quyết định ban hành mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng nào đó, thì đất nước nhập khẩu đã trải qua quy trình điều tra chống bán phá giá một cách kỹ lưỡng có tố tụng cụ thể và đồng thời phải chứng minh được 3 yếu tố:

– Hành vi bán phá giá thực tế của Doanh nghiệp nhập khẩu trên thị trường

– Việc bán hàng nhập khẩu này có gây ra thiệt hại vật chất đáng kể

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại vật chất.

 

Thuế chống bán phá giá cho hàng nhập khẩu tại Việt Nam

Xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam

  1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
  2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
  3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;
    b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

Như vậy, bán phá giá là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế, gây ra những mối nguy cho thị trường thương mại của quốc gia như các ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành sản xuất nội địa, sự thay đổi cơ cấu giá,…Thuế bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại, là biện pháp pháp lý để ngăn chặn, hạn chế hậu quả của hành vì bán phá giá.

 

ĐỌC THÊM 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *