G

0937 48 18 98

3 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN QUAN TRỌNG

 

Bill of Lading – vận đơn đường biển là gì?

Bill of Lading – Vận đơn gốc là chứng từ vận chuyển bằng đường biển do hãng tàu hoặc người đại diện (Forwarder) phát hành cho người gửi hàng (shipper) sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng. 

Các loại B/L

Nếu bạn book tàu qua một công ty forwarder, có thể bạn sẽ sử dụng 2 loại B/L: House B/L và Master B/L.

Chức năng của Bill of Lading

Bill of Lading (B/L) có nhiều chức năng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Một số chức năng chính của B/L bao gồm:

  1. Chứng nhận quyền sở hữu: B/L là tài liệu chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa. Nó xác nhận rằng nhà xuất khẩu đã giao hàng hóa cho nhà vận chuyển và nhà vận chuyển đã nhận hàng.
  2. Chứng từ vận chuyển: B/L là chứng từ vận chuyển hàng hóa. Nó ghi lại thông tin về hàng hóa, địa chỉ gửi và địa chỉ nhận, và các điều khoản và điều kiện vận chuyển.
  3. Chứng từ thanh toán: B/L có thể được sử dụng như một chứng từ thanh toán. Nhà nhập khẩu có thể sử dụng B/L để chứng minh rằng hàng hóa đã được gửi đi và yêu cầu thanh toán từ ngân hàng hoặc bên mua.

Bill of Lading có thể được sử dụng như một chứng từ thanh toán không ?

Có, Bill of Lading (B/L) có thể được sử dụng như một chứng từ thanh toán. Shipper có thể sử dụng B/L để chứng minh rằng hàng hóa đã được gửi đi và yêu cầu thanh toán từ ngân hàng hoặc bên mua. B/L cung cấp thông tin về hàng hóa, địa chỉ gửi và địa chỉ nhận, và các điều khoản và điều kiện vận chuyển, giúp xác nhận việc giao hàng và thanh toán.

  1. Chứng từ bảo hiểm: B/L cũng có thể được sử dụng như một chứng từ bảo hiểm. Nếu hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển, B/L có thể được sử dụng để yêu cầu bồi thường từ công ty bảo hiểm.

3 vận đơn quan trọng

Original Bill

Là vận đơn được Forwarder hay hãng tàu phát hành, luôn được phát 3 bản được đánh dấu thứ tự: First Original, Second Original và Third  Original, kèm theo đó là (có thể là) 3 bản copy.

Điều kiện nhận hàng khi lấy bill gốc:

Consignee phải đem bill gốc đến cảng đích thì mới nhận được hàng, tuy nhiên việc consignee nhận được hàng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí vận chuyển bill gốc này nên hiện nay các hãng tàu cho phép làm telex release hoặc seaway bill để tiết kiệm và nhanh chóng.

Nếu mất Original Bill?

Trong trường hợp bill gốc bị mất, đây là 1 trong những điều cấm kỵ, vì các hãng tàu CHẮC CHẮN sẽ không release hàng cho bạn. Bạn phải cam kết với hãng tàu và đóng một lượng tiền mặt tương đương 150% giá trị hàng hóa cho hãng tàu nếu muốn release hàng, hãng tàu sẽ giữ lại trong vòng 2 năm.

Kết luận: Bill gốc có thể do hãng tàu hoặc forwarder phát hành gồm 3 bản chính và 3 bản copy (có thể ít hơn, hoặc nhiều hơn 3 bản).

Nhược điểm Original Bill: 

– Khi sử dụng bill gốc thì shipper cần gửi chứng từ Bill gốc về cho consignee. Trong một vài trường hợp thì tàu cập cảng nhưng consignee lại chưa nhận được Original Bill, gây mất thời gian kỳ vọng, ảnh hưởng tới thời gian lấy hàng.

– Phát sinh chi phí chuyển fax nhanh & thất lạc bill.

Surrendered bill 

Surrendered bill sẽ khắc phục về nhược điểm của Original Bill. Thường được gọi là vận đơn Điện giao hàng hay là một vận đơn Xuất trình để thuận tiện cho shipper và consignee trong việc giao nhận hàng hóa.

Lợi ích của Surrendered bill 

Để yêu cầu làm Surrendered Bill, người gửi hàng sẽ phải trả một khoản phụ phí điện giải phóng hàng gọi là Telex Release Fee. Surrendered bill đi kèm với Telex Release là điện giao hàng nhằm giúp consignee chứng minh mình là chủ hàng mà không cần có bill gốc. Do đó, nó có tác dụng giúp consignee nhận hàng từ Shipper trong trường hợp bill gốc chưa đến kịp với consignee.

Nhược điểm Surrendered bill

– Mất phí Telex Release: tầm 25$ – 30$ (tùy hãng tàu)

– Nếu lựa chọn FWD không uy tín, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng không nhận được Điện giao hàng dẫn đến khả năng cao bị charge phí DEM/ DET.

3-loai-van-don-quan-trong-duong-bien

Seaway Bill

Là vận đơn mà hãng tàu/FWD phát hành cho khách hàng của mình khi họ thanh toán đầy đủ các chi phí cho lô hàng. Một Seaway bill là một chứng từ không thể chuyển nhượng được, không phát hành một bản gốc nào, không phải chứng từ sở hữu hàng hóa và chỉ áp dụng cho B/L đích danh (Straight B/L). 

Seaway bill thường dùng cho các giao dịch phi thương mại, giữa các công ty con trong một tập đoàn hay các giao dịch không liên quan đến L/C. Có thể hiểu nôm na là, hãng tàu/FWD sẽ phát hành seaway bill ngay khi tàu chạy và khi nhận được đầy đủ thanh toán của shipper, tức là hãng tàu sẽ thả hàng cho consignee khi tàu đến tại cảng dỡ hàng, Consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình B/L gốc hay cần phải có điện giao hàng.

Seaway B/L có thể không phải mất chi phí như Telex Release, tuy nhiên một số hãng tàu quy định thời gian thanh toán sau khi tàu chạy mới áp dụng Seaway B/L không mất phí. Tuy nhiên một số quốc gia quy định không được sử dụng Seaway bill trong vận chuyển hàng hóa (như Mexico, Brazil).

Mối quan hệ giữa 3 loại vận đơn kể trên

Như vậy, ta thấy sự khác biệt giữa Surrendered B/L và Seaway B/L nằm ở chỗ là Surrendered phát hành một bộ B/L gốc và sau đó thu hồi lại, trong khi Seaway B/L thì không.

Surrendered B/L là hình thức để thả hàng (Release cargo) thay vì trình B/L gốc, Telex Release là phương thức để thực hiện Surrendered B/L. Trong khi đó Seaway B/L thì không phát hành một bộ B/L gốc nào và Express Release là phương thức thực hiện. Seaway B/L không bao giờ được coi là chứng từ sở hữu hàng hóa (Document of Title to the goods), còn vận đơn gốc(Original B/L) thì có, nhưng Original yêu cầu Surrendered B/L cũng không bao giờ được coi là chứng từ sở hữu hàng hóa. 

Tại sao cần có nhiều bill gốc trong vận đơn đường biển?

Có nhiều bản gốc của vận đơn đường biển vì mỗi bên liên quan cần có một bản để lưu trữ và sử dụng. Một số lý do cụ thể bao gồm:

  1. Lưu trữ và sử dụng: Mỗi bên tham gia trong quá trình vận chuyển hàng hóa cần có một bản gốc của vận đơn để lưu trữ và sử dụng cho mục đích hợp pháp và kế toán. Vận đơn gốc là chứng từ chính thức để chứng minh việc vận chuyển hàng hóa và các điều khoản và điều kiện liên quan.
  2. Tin tưởng và thanh toán: Trong nhiều trường hợp, đối phương yêu cầu vận đơn gốc thay vì bản copy để tăng khả năng tin tưởng. Khi nhận được vận đơn gốc, nhà nhập khẩu sẽ tin tưởng hơn và thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nếu nhà xuất khẩu không chuyển vận đơn trước cho nhà nhập khẩu hoặc đến khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu mới yêu cầu vận đơn gốc, việc giao nhận hàng hóa sẽ tốn nhiều thời gian trong khi chờ vận đơn tới.
  3. Phân biệt và xác nhận: Các bản gốc của vận đơn đường biển thường được in và đóng dấu chữ “Original” để dễ phân biệt với các bản copy. Điều này giúp đảm bảo tính xác thực và tránh nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Tóm lại, việc có nhiều bản gốc của vận đơn đường biển là cần thiết để đảm bảo tính xác thực, tin tưởng và thanh toán trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

 

ĐỌC THÊM 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *